Xung quanh vụ kiện nhái thương hiệu của TUFOCO: Bi hài chuyện “châu chấu đá xe”!

Sáng 15/8/2013, tại Tòa Kinh tế, TAND TP. HCM đã diễn ra phiên xét xử sơ thẩm vụ: Công ty TNHH Sản xuất - Chế biến nông thủy sản xuất khẩu Thuận Phong - TUFOCO (xã Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) khởi kiện Công ty CP Lương thực thực phẩm SAFOCO (quận Thủ Đức, TP. HCM) nhái thương hiệu. Sau khoảng 3 giờ xét xử, HĐXX đã hoãn phiên tòa để thu thập thêm chứng cứ. Dù đây là yêu cầu của nguyên đơn, nhưng đại diện TUFOCO cũng không khỏi thất vọng... Nỗi thất vọng của vị Phó Giám đốc TUFOCO tên Mai Văn Nước không phải bây giờ mới đến, nó kéo dài đã ngót 4 năm.

SAFOCO
Bên trái là bánh tráng thật của TUFOCO, bên phải là bánh tráng nhái, ghi sản xuất bởi SAFOCO

Đủ chứng cứ, vì sao tòa vẫn “hoãn”?

Khi đó, vào cuối tháng 10/2009, qua phản ánh của các đại lý tiêu thụ sản phẩm và người tiêu dùng tại Mỹ, TUFOCO biết SAFOCO cũng sản xuất bánh tráng tại Việt Nam và xuất khẩu sản phẩm mang nhãn hiệu “Bụi tre” và có hình “Bụi tre” sang thị trường Mỹ có nhãn hiệu bao bì gần như trùng lặp, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của TUFOCO. Đây là việc làm giả mạo, bởi TUFOCO từ năm 2006 đã đăng ký và được bảo hộ nhãn hiệu “Ba cây tre” và hình “Ba cây tre” tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Ngoài ra, thương hiệu “Ba cây tre” và hình “Ba cây tre” còn được TUFOCO đăng ký và được bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường Mỹ và nhiều quốc gia khác vào thời điểm đó (?).

Không chỉ vậy, dù sản phẩm “Bụi tre”, dưới ghi SAFOCO là hàng nhái, nhưng đơn vị này còn ngang nhiên ghi ® (Registered - Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ) trên bao bì, khiến người tiêu dùng nhầm lẫn, gây rất nhiều thiệt hại cho TUFOCO bởi theo ông Nước: “Bánh của chúng tôi là sản phẩm truyền thống, có mùi, vị ngon hơn nhiều, rất đặc trưng miền Tây”.

Quay trở lại phiên tòa sơ thẩm. Về hành vi khiến mình bị kiện, đại diện SAFOCO chỉ biết nói: “Chúng tôi không biết việc này”; “Chúng tôi không xuất khẩu bánh tráng qua Mỹ”; “SAFOCO là doanh nghiệp lớn”... Đại diện SAFOCO “tự tin” phủ nhận toàn bộ, trong khi phía TUFOCO đã đưa ra rất nhiều chứng cớ có giá trị pháp lý cao: Giấy tờ nhập khẩu của I&T Enterprise (Mỹ), nhập “Bánh tráng bụi tre” từ SAFOCO; Giấy tờ vận chuyển hàng cho SAFOCO của hãng tàu WAN HAI LINES (Đài Loan) từ Cát Lái (TP.HCM) đi Long Beach (Mỹ); băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa nhà báo Minh Sơn (Báo Người Lao động) và bà Tổng Giám đốc SAFOCO Phạm Thị Thu Hồng với nội dung “có xuất khẩu hơn 4 tấn bánh tráng đi Mỹ”...

Với ngần ấy chứng cớ có giá trị pháp lý, nhưng chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Bình lại “lái” sang “Cần có giấy tờ của Cục Hải quan TP.HCM chứng minh SAFOCO có xuất hàng đi Mỹ hay không” rồi hỏi nguyên đơn: “Có đề nghị tòa ra quyết định thu thập chứng cớ?” (dù đó là việc “nhẹ” mà tòa phải làm từ lâu, sau khi “ngâm” hồ sơ 4 năm), rồi tuyên “hoãn” (?)

Cố tình “kéo” và “hoãn”?

Trao đổi với chúng tôi về phiên tòa này, một luật sư nổi tiếng tại Tiền Giang đánh giá: Vụ kiện này quá đơn giản! Và ông nghi vấn “có thể” HĐXX đã cố tình kéo dài và hoãn không cần thiết! Dự khán toàn bộ phiên sơ thẩm đầu tiên, chúng tôi thấy đánh giá trên không phải vô căn cứ.

Thứ nhất, phiên tòa đã thiếu sót về thủ tục tố tụng, đó là sự vắng mặt không lý do của Nhà báo Minh Sơn, nhân chứng quan trọng nhất biết việc SAFOCO có xuất khẩu bánh tráng đi Mỹ (mâu thuẫn với lời khai của đại diện SAFOCO tại tòa: Không xuất đi Mỹ)! Đồng thời, để xác thực băng ghi âm, HĐXX cũng cần triệu tập bà Phạm Thị Thu Hồng để phục vụ việc giám định giọng nói... Nhưng chủ tọa đã lơ đi.

Thứ hai, TUFOCO trước đó đã khởi kiện hệ thống siêu thị SF Superstore tại Mỹ về việc nhập khẩu và tiêu thụ bánh tráng nhái nhãn hiệu “ba cây tre” của Tufoco. Tòa án Liên bang Hoa Kỳ tại California đã xử hệ thống siêu thị SF Superstore bồi thường cho TUFOCO 60.000 USD và cung cấp các chứng từ nhập lô hàng nhái nhãn hiệu ba cây tre, có ghi rõ tên sản phẩm là “bánh tráng bụi tre” của Safoco. Đây là chứng cớ mà đại diện TUFOCO đã phải lặn lội sang tận Mỹ để lấy về, rất có giá trị pháp lý (do được Tòa án Liên bang Hoa Kỳ thông qua). Không hiểu sao ông Nguyễn Văn Bình lại chẳng ngó ngàng?

Một chi tiết rất “hài hước” tại phiên tòa này là việc Chủ tọa Nguyễn Văn Bình không chỉ “lơ” những chứng cớ nhiều giá trị pháp lý, mà chủ yếu “xoáy” vào vị đại diện nguyên đơn- người bị hại, còn người bị tố cáo “nhái” thì chỉ phải trả lời vài câu chiếu lệ rồi “ngồi chơi” (?)

Sau khi nghe hoãn, một phóng viên thở dài: “Đã nói là hoãn chắc! Châu chấu đá xe mà!”. Còn người viết dù đã “nuốt” từng lời tại phiên xử cũng không thể tìm một mẩu lý, tình, vô tư, công tâm của vị “cầm cân nảy mực”.

Báo Công Luận
Đăng ngày 23/08/2013
kiên giang
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021
• 10:28 17/04/2025
• 10:03 17/04/2025
• 09:39 17/04/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025
• 04:31 14/05/2025
• 04:31 14/05/2025
• 04:31 14/05/2025
• 04:31 14/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 04:31 14/05/2025
Some text some message..