Để đạt được thông số trên, bà con cần quan tâm đến các vấn đề sau: Chất lượng giống, ương giống trước khi nuôi, mật độ thả giống, san chuyển ao sau 20 – 25 ngày ương, nuôi. Sử dụng hàm lượng đạm trong thức ăn hợp lý, định lượng thức ăn theo nhu cầu sử dụng thực tế. Tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi, phòng bệnh chủ động, giữ môi trường ổn định.
Hiện có nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở, cá nhân… tham gia sản xuất, kinh doanh tôm giống. Chất lượng tôm giống chính vì vậy hiện không ổn định, ngay cả giống thương hiệu, tên tuổi, vẫn xuất hiện những lô tôm giống không đạt chất lượng, gây thiệt hại lớn cho các trang trại, hộ nuôi. Nhiều hộ nuôi vẫn mua con giống giá rẻ, khuyến mãi lớn thả nuôi, gây thiệt hại lớn vì gặp nhiều sự cố. Hiện tại, dịch bệnh EHP, TPD đang gây ra những thiệt hại to lớn cho các vùng nuôi tôm trên cả nước có liên quan đến chất lượng tôm giống. Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus gây bệnh liên quan đến chất lượng tôm giống. Thả nuôi giống chất lượng, giống có tỷ lệ sống cao đến khi thu hoạch, sẽ cải thiện năng suất.
Tôm giống postlarvae lưu hành trên thị trường thường kích thước nhỏ (post 5 – post 8), nếu bà con thả nuôi trực tiếp, khả năng chống chịu với biến động môi trường thường thấp, tôm dễ bị stress ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng. Mặt khác, khi thả nuôi trực tiếp, khó kiểm soát được lượng giống còn lại, để điều chỉnh mật độ, định lượng thức ăn cho hợp lý. Tôm giống được bà con ương trong trại gièo, bể ương. trong thời gian 20 – 25 ngày, tôm cứng cáp, tỷ lệ sống sau ương cao, tôm tăng trưởng tốt, khoẻ mạnh. Khi san, chuyển, ra môi trường mới, tôm không bị sốc, phát triển nhanh. Ương tôm kỹ sẽ cải thiện năng suất nuôi.
Tuỳ điều kiện về ao, hồ nuôi, khả năng đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, công nghệ áp dụng và trình độ, kinh nghiệm của từng trang trại, hộ nuôi, giai đoạn tôm nuôi, mục đích nuôi…bố trí mật độ nuôi phù hợp. Mật độ thả nuôi phải đảm bảo tôm có đủ không gian hoạt động, phát triển, tăng trưởng. Chủ động san, chuyển, tôm sau 20 – 25 ngày nuôi sang môi trường mới, kích thích tôm phát triển, lột xác, hạn chế ảnh hưởng của khí độc, tảo độc…Nuôi tôm nhều giai đoạn, chủ động kiểm soát môi trường, kiểm soát sức khoẻ tôm nuôi. Mật độ thả nuôi, là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tôm nuôi, ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng chống chịu dịch bệnh.
Sử dụng hàm lượng đạm trong thức ăn hợp lý, định lượng thức ăn theo nhu cầu sử dụng thực tế của tôm nuôi mỗi ngày, được xem là chìa khóa thành công của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, quyết định đến chi phí sản xuất, năng suất và lợi nhuận. Sử dụng hàm lượng đạm theo tuổi tôm, theo giai đoạn và tháng nuôi, theo mật độ thả nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý…quyết định năng suất nuôi. Giai đoạn ương tôm, bà con chọn thức ăn có hàm lượng đạm ≥ 42 %, giai đoạn nuôi thương phẩm, bà con sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm ≥ 38%. Tháng nuôi cuối, bà con cần rút size tôm nhanh, chọn thức ăn có hàm lượng đạm ≥ 43%. Chọn loại thức ăn có thành phần đạm nguồn gốc động vật, tăng khả năng tiêu hoá, tăng hấp thu, chuyển hoá thành thịt cao so với thức ăn có hàm lượng đạm cao, nhưng nguồn gốc thực vật.
Sau cùng là yếu tố môi trường, nguồn nước nuôi tôm và các thông số liên quan. Như phần trên chúng tôi có đề cập, việc san, chuyển tôm định kỳ, sẽ giúp bà con chủ động điều tiết các thông số môi trường, hạn chế tác động xấu đến tôm nuôi, đến tỷ lệ sống, đến tăng trưởng, đến sức khoẻ và khả năng kháng bệnh. Định lượng thức ăn hợp lý, hạn chế thức ăn dư thừa, chủ động thay nước điều tiết màu nước, mật độ tảo, chủ động siphon đáy ao, sử dụng vi sinh định kỳ… là các giải pháp góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, nguồn nước nuôi tôm. Môi trường nuôi tốt, tôm phát triển, tăng trưởng tốt, tôm ít hao hụt, góp phần cải thiện năng suất nuôi.