Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
Donald Lightner, người tìm ra nguyên gây bệnh EMS đã qua đời ở tuổi 76.

Giáo sư Donald Vincent Lightner là một biểu tượng trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh lý học trên tôm. Năm 1971, ông Lightner khi đó vừa nhận bằng tiến sĩ với luận án nghiên cứu một loài virus trên cá hồi vân tại Đại học Bang Colorado, đã bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình tại Phòng thí nghiệm Thủy sản Biển Quốc gia ở Galveston, Texas. 

Năm 1975, ông Lightner chuyển đến Đại học Arizona. Năm 1986, ông thành lập Phòng thí nghiệm Bệnh học Tôm của Đại học Arizona, nơi đây sau này là trung tâm nghiên cứu bệnh lý tôm hàng đầu thế giới và trở thành Phòng thí nghiệm Tham khảo của OIE (Tổ chức Thú y Thế giới) vào năm 1993.

Trong 44 năm công tác tại Đại học Arizona, ông Lightner là người đi tiên phong trong việc quản lý bệnh lý và dịch bệnh ở tôm, đóng góp nhiều nghiên cứu mang đến giá trị lâu dài cho người nuôi tôm ở khắp thế giới. Ông là tác giả của hơn 500 ấn phẩm và bài thuyết trình, những công trình nghiên cứu của ông đã được trích dẫn vô số lần.

Ông Lightner nổi tiếng vì những đóng góp quan trọng trong việc đưa ngành tôm toàn cầu thoát khỏi sự ảnh hưởng của bệnh EMS lúc này đang là dịch bệnh không rõ nguyên nhân nhân hoành hành khắp châu Á.

Sau khi nghiên cứu căn bệnh này trong nhiều năm, vào giữa năm 2013, ông Lightner và nhóm cộng sự đã phát hiện ra vi khuẩn Vibrio là nguyên nhân gây bệnh EMS (Hội chứng chết sớm, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, AHPND). Sau đó, vào tháng 1/2014, ông Lightner công bố giải pháp phát hiện vi khuẩn Vibrio, ông còn phát triển phương pháp chẩn đoán có khả năng phát hiện sự khác biệt di truyền giữa vi khuẩn Vibrio parahaemolyuticus gây bệnh với các dòng vi khuẩn biển thông thường khác. 

"Phát triển chẩn đoán là một quá trình phức tạp" ông Lightner nói vào thời điểm đó, "Nhưng bây giờ chúng tôi đã hoàn thành công việc, tôi rất vui vì chúng tôi có một cách được xác định rõ ràng để đưa nó ra thế giới để giúp giải quyết vấn đề."

Trong suốt cuộc đời cống hiến của mình, ông Lightner đã kết hợp kỹ năng nghiên cứu hiện đại, kinh nghiệm cá nhân trong sản xuất và tình yêu công việc để áp dụng khoa học hợp lý giúp xác định các tác nhân gây bệnh, đề xuất các giải pháp phù hợp và thiết thực về mặt thương mại để ngăn ngừa và quản lý các đợt bùng phát.

Di sản nghiên cứu khoa học khổng lồ mà ông Donald Lightner để lại đã đặt nền móng phát triển cho nghề nuôi tôm hiện đại. Sự ra đi của ông là mất mát to lớn với ngành tôm toàn cầu, như dòng đăng tải của Đại học Arizona nơi ông làm việc: “Thế giới nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các chuyên gia về bệnh động vật thủy sản, đã mất đi một biểu tượng.”

Đăng ngày 14/05/2021
Thảo @thao
Tổng hợp

Nghệ An: Thực hiện bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành Công văn 5007/UBND-NN, ngày 21/7/2021 yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND các huyện, thành, thị tập trung làm tốt công tác việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

đánh bắt cá
• 18:14 24/07/2021

Đặc sản ốc gạo cù lao Tân Phong

Cù lao Tân Phong (nay là xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nằm phía thượng lưu sông Tiền, được bồi đắp phù sa quanh năm nên đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều giống cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ốc gạo.
• 13:00 08/07/2021

Khai thác vòm đất kiếm 1 triệu đồng/ngày

Gần đây, nhiều người ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có thu nhập khá cao từ việc khai thác con vẹm đất (người dân địa phương gọi là con vòm). Nguồn lợi tự nhiên phong phú đó đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm điều kiện vươn lên.

Cào vòm đất.
• 10:18 07/07/2021

Ngư dân Nghệ An thu gần 2.000 tỷ đồng từ đánh bắt hải sản

Trong 6 tháng đầu năm, ngư dân Nghệ An đánh bắt được trên 95.000 tấn hải sản, giá trị ước đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Đánh bắt hải sản.
• 09:20 07/07/2021

Cá Tetra Neon - Viên ngọc rực rỡ giữa thế giới thủy sinh

Cá Tetra Neon (Paracheirodon innesi) là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trong giới chơi thủy sinh. Với cụm màu sắc sạo và đường sạc xanh neon rực rỡ trên cơ thể, chúng giúp bể cá trở nên sống động và hút mắt. Hãy cùng khám phá vể loài cá tuy nhỏ bé nhưng đầy sức quyến rũ này!

Cá Tetra Neon
• 09:00 12/04/2025

Những tỉnh thành tiềm năng phát triển thương hiệu cua biển Việt Nam

Không chỉ là món ăn khoái khẩu trên bàn tiệc, cua biển đang trở thành một ngành hàng tiềm năng, mang đậm bản sắc vùng miền và giá trị kinh tế cao.

Cua
• 10:09 11/04/2025

Một số loài cá cảnh đẻ trứng mà bạn có thể không biết

Trong thế giới thủy sinh đầy màu sắc, chúng ta thường bắt gặp những loài cá dễ nuôi, dễ sinh sản như cá bảy màu, cá molly, hoặc cá swordtail – những loài đẻ con trực tiếp.

Bể cá
• 09:48 11/04/2025

INFOGRAPHIC: Xuất khẩu thủy sản quý I/2025

Quý I năm 2025 ghi nhận những chuyển biến tích cực trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với nhiều thị trường trọng điểm phục hồi mạnh mẽ và các mặt hàng chủ lực lấy lại đà tăng trưởng.

Xuất khẩu thủy sản quý I 2025
• 09:36 10/04/2025
• 00:55 03/05/2025
• 00:55 03/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 00:55 03/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 00:55 03/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:55 03/05/2025
Some text some message..