Xuất khẩu tôm Ấn Độ cũng “điêu đứng” do Ethoxyquin

Nhật Bản là một trong những thị trường chính nhập khẩu tôm của Ấn Độ với tốc độ tăng trưởng ổn định qua từng năm. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Ấn Độ vào thị trường này cũng đang lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn sau khi cơ quan thẩm quyền Nhật Bản phát hiện dư lượng Ethoxyquin trong tôm của Ấn Độ xuất khẩu sang nước này.

chế biến tôm ấn độ
Dây chuyền chế biến tôm Ấn Độ.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm vào Nhật Bản lớn thứ 3 sau Thái Lan và Việt Nam với sản lượng tôm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong năm 2011 đạt 30.936 tấn, tăng 9,1% so với năm trước. Đây cũng là năm thành công của ngành tôm Ấn Độ với sự xuất hiện của mặt hàng tôm chân trắng cỡ lớn. Sản phẩm này không chỉ tác động đến giá tôm cỡ lớn từ các nước sản xuất tôm khác mà còn khiến người tiêu dùng Nhật Bản ưu tiên chọn mua tôm thẻ thay vì tôm sú như trước đây do phù hợp với điều kiện kinh tế.

Bước sang năm 2012, xuất khẩu tôm Ấn Độ vấp phải nhiều rào cản thương mại từ thị trường Nhật Bản. Đầu tiên là quyết định kiểm tra 100% lô tôm Ấn Độ nhập khẩu vào thị trường này đối với kháng sinh Furazolidon đã khiến xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Nhật Bản giảm mạnh so với tháng trước; cụ thể tháng 2/2012 giảm 47,9% so với tháng 1/2012, tháng 4/2012 giảm 19,7% so với tháng 3/2012, tháng 5/2012 giảm 17,9% so với tháng  4/2012. Mặc dù, quyết định này chỉ có hiệu lực đến 31/3/2012 nhưng xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Nhật Bản chỉ tăng trưởng trở lại từ tháng 6.

Tuy nhiên, chỉ sau hai tháng tăng trưởng, vào tháng 8 xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Nhật Bản tiếp tục vướng phải rào cản Ethoxyquin khi cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đột ngột hạ mức dư lượng Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Ấn Độ xuống mức 0,01 ppm mà không có bất kỳ thông báo nào trước, cũng như không đưa ra bất kỳ nghiên cứu khoa học nào. Sự kiện này đã làm cho xuất khẩu tôm Ấn Độ gặp nhiều khó khăn, bởi hàng loạt lô tôm của Ấn Độ bị trả về, nhiều công ty ngừng xuất khẩu tôm sang Nhật Bản và không dám tiếp tục thu mua tôm từ người nuôi, giá tôm Ấn Độ giảm từ 20 - 25%.

Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Ấn Độ đã cử nhiều đoàn sang đàm phán với cơ quan thẩm quyền của Nhật Bản nhưng tình hình chưa được cải thiện dù truyền thông Ấn Độ đưa tin phía Nhật Bản đã cam kết sẽ tạm ngừng quy định này. Với những chính sách khuyến khích sản xuất tôm của Chính phủ Ấn Độ trong năm 2012, dự kiến sản lượng tôm chân trắng của Ấn Độ năm nay sẽ tăng mạnh. Tuy nhiên, trước những khó khăn hiện nay của thị trường Nhật Bản, xuất khẩu tôm của Ấn Độ năm nay nhiều khả năng sẽ giảm.

báo Công Thương
Đăng ngày 16/10/2012
Thế giới

Yucca - Thảo dược từ thiên nhiên cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là giải pháp tất yếu để cung cấp thực phẩm cho con người. Với các mô hình nuôi hiện đại, người nuôi có khuynh hướng tăng mật độ để nâng cao năng suất, cũng như tối ưu nguồn nước. Điều này làm gia tăng áp lực lên môi trường nước ao nuôi, vượt quá sức tải tự nhiên của nguồn nước.

yucca
• 10:42 03/03/2022

Gan thận mủ - Kẻ địch mạnh nhất của cá tra

Gan thận mủ là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh trên cá tra. Vào những tháng mưa cuối năm chính là thời gian cao điểm để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết để bà con hiểu và có cách phòng trị bệnh kịp thời.

bệnh gan thận mủ
• 11:05 13/12/2021

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

nuôi cá tra ở Bangladesh
• 11:53 21/10/2021

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm trên 15%

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 2.100ha đang nuôi thả thủy sản, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích đang thả nuôi cá tra thâm canh giảm 5,7%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra gặp khó, giá bán cá ở mức khá thấp, khiến cho diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

nuôi cá điêu hồng
• 10:49 13/10/2021

Vương quốc Anh đầu tư 3,5 triệu bảng hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững tại Việt Nam

Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững, Vương quốc Anh vừa công bố gói đầu tư trị giá 3,5 triệu bảng Anh nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện ngành thủy sản, tăng cường quản lý tài nguyên biển và phát triển chuỗi giá trị hải sản theo hướng bền vững.

Ao tôm
• 09:42 28/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Hoa Kỳ: Phí bảo hiểm tăng thúc đẩy sự thay đổi của giá tôm

Thời gian gần đây, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các chính sách mới của Hoa Kỳ. Việc áp dụng nhiều khoản phí nhập khẩu đã đẩy chi phí tăng cao, tác động trực tiếp đến giá cả và nhu cầu tiêu thụ tôm Việt Nam tại thị trường này. Bà con nuôi tôm cần nắm rõ những thay đổi này để có hướng thích ứng phù hợp, tránh rủi ro trong xuất khẩu.

Chế biến tôm
• 09:49 26/02/2025
• 16:06 15/05/2025
• 16:06 15/05/2025
• 16:06 15/05/2025
• 16:06 15/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 16:06 15/05/2025
Some text some message..