Xuất khẩu thô sẽ làm "chết mòn" giá trị nông sản Việt

Mặc dù được chú trọng chế biến sâu, nhưng nông sản Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất khẩu thô, làm giảm giá trị của nông sản Việt.

xuất khẩu cà phê
Xuất khẩu “thô” sẽ làm tổn hại giá trị nông sản Việt. Ảnh minh họa: Vũ Long

Công nghệ nâng tầm nông sản Việt

Ông Nguyễn Liên Phương - Chủ tịch nhóm công ty LPVN tại Việt Nam và UAE, nhấn mạnh: Mặc dù gần đây đã chú trọng đến vấn đề bảo quản, chế biến, nhưng trái cây, rau quả cũng như các loại nông sản của Việt Nam chưa được chế biến sâu, chủ yếu là xuất khẩu thô. Việc thiếu công nghệ trong chế biến và bảo quản đã khiến nông sản Việt Nam ở vào thế bấp bênh, khi thì ùn ứ dư thừa... 

“Vua tôm Minh Phú”, ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết: Để chuẩn bị nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến sâu, Minh Phú đã quyết định mở rộng vùng nuôi trong nước, tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại để đổi mới con giống, công nghệ nuôi.

“Tính đến cuối năm 2020, Minh Phú đã tự nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm công nghệ cao 2-N-4, từ đó đưa vào vận hành hiệu quả tại 2 vùng nuôi với 900ha, đồng thời đẩy mạnh hợp tác với một số viện nghiên cứu trong và ngoài nước để hiện đại hóa công nghệ nuôi tôm” – ông Lê Văn Quang cho biết.

Được biết, trong nhiều năm qua, Minh Phú đã và đang thiết lập mạng lưới liên kết và cung ứng tôm trải rộng khắp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nam bộ, với đa dạng mô hình nuôi tôm bền vững, phục vụ cho xuất khẩu và nhu cầu trong nước.

“Vua lúa gạo”, doanh nhân Phạm Thái Bình cũng cho biết, cách đây gần 10  năm, ông đã chú trọng đến thị trường cao cấp Châu Âu (EU). "Để vào được thị trường này, phải chuẩn bị từ gieo trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến xuất khẩu. Chúng tôi đã chuẩn bị tất cả những yếu tố này từ năm 2012” – ông Bình cho biết.

Theo Hiệp hội Caosu Việt Nam, với trên 80% caosu được xuất khẩu, Việt Nam đang đứng thứ 3 trên thế giới xuất khẩu caosu thiên nhiên. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu caosu thiên nhiên thấp hơn giá trị xuất khẩu sản phẩm caosu. Việc xuất khẩu thô thực tế lại đang là sự “lãng phí” bởi lợi nhuận thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm đã được chế biến.

Đầu tư vẫn chưa xứng tầm

Việt Nam đã vượt Thái Lan để giữ vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo, chỉ sau Ấn Độ; đồng thời là nước xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều lớn nhất thế giới; xuất khẩu càphê lớn thứ hai thế giới, xuất khẩu caosu xếp thứ 3 và  khẩu đồ gỗ đứng thứ 5 thế giới... Tuy nhiên, nếu được đầu tư, chế biến sâu hơn, nông sản Việt sẽ có vị trí cao hơn rất nhiều.

“Xuất khẩu thô sẽ giết chết giá trị nông sản Việt, điều này phải được chấm dứt bởi các dạng công nghệ đều sẽ lên ngôi, những doanh nghiệp hoạt động theo phương thức truyền thống sẽ gặp rất nhiều khó khăn” – doanh nhân Nguyễn Liên Phương nhấn mạnh.

Rất tiếc là hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ dừng lại ở mức "xuất khẩu xổi", tầm nhìn ngắn hạn. Chính vì vậy, để giành giật được thị trường, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng hạ giá nông sản, bất chấp thiệt hại chung của ngành.

Doanh nhân Phạm Thái Bình cho rằng, xuất khẩu gạo ngon, gạo thơm chất lượng cao của Trung An hiện nay dù có giá cao trên 1.000 USD/tấn, nhưng đây vẫn là mức giá "bị đánh đồng oan uổng”, bởi thói quen sản xuất thiếu bền vững, tranh giành thị trường của một số doanh nghiệp Việt Nam.

“Gạo sạch của Trung An bán vào EU phải từ 2.000 USD đến 3.000 USD mới đúng với giá trị thật của nó. Nhưng vì chính tập tục, văn hóa thương mại kém của nhiều doanh nghiệp Việt, muốn chiếm được thị trường nào là hạ giá thành xuống để cạnh tranh, khiến giá gạo Việt luôn thấp hơn giá trị thật rất nhiều” – ông Phạm Thái Bình thẳng thắn nhấn mạnh khi trao đổi với PV Lao Động.

Ở góc nhìn quản lý, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cũng thẳng thắn đánh giá: Khoa học công nghệ đã góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, nông thôn, giúp nông nghiệp khẳng định được vị trí trụ đỡ của nền kinh tế, nông sản Việt ngày càng khẳng định chất lượng trên thị trường thế giới.

Song có một thực tế, đầu tư của Nhà nước cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ dù đã được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, chưa tới ngưỡng nên khó tạo ra được sản phẩm khoa học công nghệ mang tính đột phá.

Báo Lao Động
Đăng ngày 10/10/2021
Vũ Long
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 15:06 12/05/2025
• 15:06 12/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 15:06 12/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 15:06 12/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:06 12/05/2025
Some text some message..