Xuất khẩu cá vào thị trường Campuchia tăng mạnh

Xuất khẩu (XK) các mặt hàng cá chợ vào thị trường Campuchia tăng mạnh giúp ngư dân vùng ĐBSCL thoát khỏi cảnh “thừa hàng, dội chợ” như những năm trước đây. Động thái này góp phần quan trọng trong việc mở rộng quy mô sản xuất (SX), đẩy mạnh tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Xuất khẩu cá vào thị trường Campuchia tăng mạnh
Giao nhận cá của thương lái tại cửa khẩu Khánh Bình

Nguồn lợi thủy sản cạn kiệt

“XK các mặt hàng cá nuôi những năm gần đây vào thị trường Campuchia tăng mạnh là do 2 yếu tố: Thứ nhất, cá nuôi ở ĐBSCL có chất lượng ngày càng cao bởi người dân đã ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng, từ đó chất lượng sản phẩm không ngừng nâng lên. Cụ thể, tuy là mặt hàng cá lóc, cá rô nhưng người tiêu dùng Campuchia thích ăn cá lóc nuôi, bởi thịt cá trắng, thơm ngon, không bị hôi rong như cá lóc, cá rô sống trong môi trường thiên nhiên như hiện nay. Thứ hai, Campuchia bị cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, trong khi dân số tăng lên, vì vậy nhu cầu thực phẩm tăng mạnh” - bà Trần Thị Lệ (thương lái XK cá sang Campuchia) chia sẻ.

Từ đầu năm đến nay, nông dân nuôi cá ở ĐBSCL nói chung, An Giang nói riêng rất phấn khởi bởi giá bán cá tại bè (hầm) luôn ở mức cao, người nuôi có lãi. Cụ thể, giá cá lóc (giao hàng tại cửa khẩu Khánh Bình) là 40.000 đồng/kg, cá trê 25.000 đồng/kg, với mức giá này, người nuôi đã có lãi ít nhất từ 2.000 đồng/kg trở lên.

“Năm nào nước lớn thì cá trong thiên nhiên nhiều, hiện nay quy luật này đã không còn chính xác. Một mặt, môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm nặng bởi thuốc bảo vệ thực vật, mặt khác ở các nước thượng nguồn tình trạng xây đập thủy điện quá nhiều nên nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt, trong khi dân số của Campuchia ngày càng tăng, từ đó sức tiêu thụ các mặt hàng cá chợ ở thị trường này tăng…” - ông Trần Văn Hòa (ngư dân thị trấn Chợ Vàm, Phú Tân) chia sẻ.

Campuchia trước đây được mệnh danh là “Vương quốc cá”. Nay, việc khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản đã làm cho Biển Hồ ngày càng cạn kiệt. “Tôi đi các tỉnh ĐBSCL tìm nguồn hàng, khi đặt vấn đề mua cá xuất sang Campuchia, nhiều người không tin. Nhưng khi thương thảo xong giá cả mọi người mới tin điều đó là sự thật” - ông Chau Sa Oanh (một thương lái Campuchia) chia sẻ.

Chất lượng cá nuôi tăng lên

Để đưa các mặt hàng cá vào thị trường Campuchia, một chuỗi liên kết SX đã được hình thành, ở đó việc phân công lao động trong các công đoạn SX rất rõ ràng, bao gồm: người nuôi cá, người bán thức ăn, người vận chuyển cá xuất bán… những thành viên tham gia chuỗi này gắn kết với nhau thông qua lợi nhuận. Chuỗi liên kết đã góp phần giải quyết việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động ở nông thôn lẫn thành thị.

“Để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ở đất nước Campuchia, ngư dân đã áp dụng khoa học - kỹ thuật vào SX. Nếu như trước đây, ngư dân bắt cá linh cho cá lóc ăn, nay bà con dùng thức ăn công nghiệp để nuôi, việc này một mặt để bảo vệ môi trường thiên nhiên, mặt khác để nâng cao chất lượng sản phẩm” - ông Trần Văn Sang (ngư dân xã Vĩnh Hanh, Châu Thành) chia sẻ.

Ngoài thức ăn, yếu tố môi trường trong chăn nuôi, con giống cũng được ngư dân quan tâm. Đa phần ngư dân chọn lựa con giống ở những nơi có uy tín, chất lượng để quá trình nuôi số đầu con trong hầm được duy trì ở mức cao (cá ít chết), từ đó hiệu quả SX sau mỗi vụ được nâng lên.

Hiện nay, tuy nuôi cá để bán vào thị trường Campuchia nhưng ngư dân trong tỉnh có ý thức trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, không sử dụng các chất kháng sinh cấm. Mỗi hộ nuôi đều có nhật ký để ghi chép, giúp công tác quản lý được hiệu quả.

“Hiệp hội Thủy sản tỉnh đang khuyến khích ngư dân ứng dụng triệt để khoa học - kỹ thuật vào SX. Trong quá trình SX phải dựa vào tín hiệu của thị trường, không chạy theo phong trào để tránh tình trạng “cung vượt cầu” như những năm trước đây” - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh Lê Chí Bình kêu gọi.

XK cá nuôi vào thị trường Campuchia mỗi năm tăng từ 10-15% đã giúp cho việc tiêu thụ cá của ngư dân các tỉnh ĐBSCL được thuận lợi, góp phần quan trọng trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đây là tín hiệu vui cho ngành thủy sản trong những tháng đầu năm 2018.

“Việc XK các mặt hàng cá chợ vào thị trường Campuchia ngày một khó, đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải tốt, cá nuôi phải biết rõ nguồn gốc xuất xứ; quy trình nuôi phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không có các chất kháng sinh cấm… Ngư dân cần phải có ý thức trong SX để việc XK cá nuôi vào thị trường Campuchia phát triển tốt trong tương lai…” - ông Bùi Phước Định, chủ DNTN Định Nguyệt (TP. Châu Đốc) chia sẻ.

Báo Đất Mũi
Đăng ngày 17/05/2018
Minh Hiển
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 22:50 08/05/2025
• 22:50 08/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 22:50 08/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 22:50 08/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:50 08/05/2025
Some text some message..