VietGAP có “gỡ rối” cho nuôi trồng thủy sản?

Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nay nước ta có nhiều hệ thống chứng nhận độc lập về việc đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp bền vững do các tổ chức phi chính phủ sáng lập như: BAP, GlobalGAP, MSC, MetroGAP, ASC, IFORM, SQF…

Nhiều tiêu chuẩn quốc tế khiến người nuôi thủy sản bối rối. (Ảnh chụp tại xã Nhị Mỹ, huyện Cai Lậy).
Nhiều tiêu chuẩn quốc tế khiến người nuôi thủy sản bối rối. (Ảnh chụp tại xã Nhị Mỹ, huyện Cai Lậy).

Tuy nhiên, tất cả các bộ tiêu chuẩn này đều dựa trên cơ sở hướng dẫn nuôi trồng thủy sản bền vững của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) với 4 nội dung cơ bản phải tuân thủ là: an toàn thực phẩm, sức khỏe và an sinh động vật nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội.

Sự phát triển quá nhiều bộ tiêu chuẩn chứng nhận độc lập đã làm người nuôi trồng thủy sản bối rối. Việc tuân thủ các quy chuẩn này thường làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến các sản phẩm đạt chuẩn có giá thành cao hơn so với sản phẩm được sản xuất theo cách truyền thống, từ đó làm giảm tính cạnh tranh.

Ngoài ra, các hệ thống chứng nhận này thường xem nhẹ các cơ sở nhỏ, bởi chỉ có các cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô lớn mới có đủ kinh phí để xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn để được chứng nhận.

Theo ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, để có được chứng nhận MSC của Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế thì phải có 100 ngàn USD cho chứng nhận lần đầu với thời hạn 1 năm, và 12 ngàn USD/năm cho những lần tái chứng nhận. Đối với chứng nhận GlobalGAP, phí chứng nhận tương đối rẻ hơn nhưng cũng phải tốn 8 ngàn USD cho năm đầu chứng nhận và các lần chứng nhận sau phải trả 2 ngàn USD.

Trong khi đó, một cơ sở nuôi muốn xuất khẩu vào nhiều thị trường thì phải đạt nhiều loại chứng nhận khác nhau, dẫn đến chi phí cho việc cấp các chứng nhận này là rất lớn.

Trước tình trạng này, để giải quyết khó khăn cho người sản xuất cũng như xây dựng thương hiệu cho ngành Thủy sản nội địa, các quốc gia có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển trên thế giới đã xây dựng và tiến hành chứng nhận các tiêu chuẩn quốc gia riêng như: Thái Lan có ThaiGAP, Trung Quốc có ChinaGAP, Đài Loan có TaiwanGAP, Ma-lai-xi-a có MALAYSIA AQUAFRAMCERTIFICATION SCHEME (SPLAM)…

Cũng theo xu hướng chung này, tại Việt Nam, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP).

Bà Trần Thị Thu Nga, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ và Phát triển cộng đồng Nông - Ngư nghiệp Việt Nam (FACOD) và là thành viên ban soạn thảo VietGAP cho biết, VietGAP trong nuôi trồng thủy sản được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định chung của FAO (CoC, 1995 - Điều 19 và TGAC, 2011- Mục 18) cũng như pháp luật Việt Nam; đã tiếp cận và là nền tảng của các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến (ISO, GFSI, GlobalGAP, ASC).

VietGAP là bộ quy phạm chung cho nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phù hợp với xu thế chung về chứng nhận GAP, mở ra khả năng sử dụng VietGAP cho các loài nuôi khác nhau và thuận lợi cho việc tham chiếu các quy định mới. Điều đáng chú ý là nội dung VietGAP chỉ có 68 tiêu chí, đơn giản hơn nhiều so với hơn 200 tiêu chí của các hệ thống chứng nhận khác (như GlobalGAP) và được xây dựng phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam.

Nhiều lãnh đạo cơ quan quản lý thủy sản địa phương cũng nhận định rằng, việc áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản sẽ giúp thay đổi dần tập quán sản xuất, suy nghĩ của nông dân, cũng như doanh nghiệp về sản xuất bền vững, trước hết là đối với người nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra; tạo sự liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý bền chặt hơn, giúp quá trình tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi, lợi nhuận trong chuỗi sản xuất được phân phối hợp lý, phù hợp sản xuất lớn hiện nay, từ đó góp phần đưa ngành Thủy sản Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.

Nếu cơ sở nuôi thủy sản có nhu cầu chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế khác thì VietGAP cũng là cơ sở để người nuôi trồng thủy sản chuyển đổi dễ dàng với chi phí thấp và những điều chỉnh nhỏ trong sản xuất.

Với những điểm nổi bật như trên, có thể nói sự ra đời của VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là một yêu cầu cấp thiết hiện nay để xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững ngành Thủy sản Việt Nam.

Tuy nhiên, việc triển khai áp dụng VietGAP đại trà đối với các vùng thủy sản trong cả nước vẫn còn những khó khăn như: cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thiếu vốn cải tạo hệ thống ao nuôi thủy sản phù hợp với tiêu chuẩn, tập quán sản xuất người dân không quen với việc ghi chép, nhận thức và tập quán của người sản xuất và tiêu dùng về sản phẩm an toàn chưa đầy đủ dẫn đến chưa có sự khác biệt về giá cả giữa sản phẩm sản xuất theo cách truyền thống với sản phẩm đạt chuẩn…

Đặc biệt, hiện chuẩn VietGAP chưa được thị trường quốc tế công nhận (Benchmark) là bộ tiêu chuẩn đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.

Do đó, để bộ tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi trồng thủy sản được triển khai thành công, Nhà nước cần hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản.

Quan trọng hơn, theo ông Tưởng Phi Lai, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài Nguyên và Phát triển nông thôn (RECERD), cần phải có sự nỗ lực rất lớn của Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFISH), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và các bên liên quan, gồm cả người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong việc thuyết phục người tiêu dùng và cộng đồng quốc tế chấp nhận VietGAP.

báo Ấp Bắc
Đăng ngày 27/10/2012
Thành công
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 09:59 10/05/2025
• 09:59 10/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 09:59 10/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 09:59 10/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:59 10/05/2025
Some text some message..