Tương Lai Thủy Sản Việt Thế Hệ Mới, Level Mới: Đưa mắm lụa Kim Ngân đến gần hơn với người tiêu dùng Việt

Vùng biển Kiên Giang không chỉ nổi tiếng với nguồn thủy sản phong phú mà còn ẩn chứa một “viên ngọc ẩm thực” đầy tiềm năng – sò lụa. Dù ít được chú ý, nhưng sò lụa lại có thể tạo nên những món ăn thơm ngon, độc đáo, hoàn toàn phù hợp với xu hướng tìm kiếm hương vị mới lạ của người tiêu dùng hiện đại. Tuy nhiên, việc bảo quản và chế biến sò lụa tươi sống thường phức tạp, khiến nhiều gia đình khó tiếp cận. Để khắc phục, mắm sò lụa đã ra đời như một giải pháp vượt trội: dễ sử dụng, tiện lợi, giữ nguyên hương vị đặc trưng, tự nhiên và an toàn cho sức khỏe.

Bài dự thi
Đưa mắm lụa Kim Ngân đến gần hơn với người tiêu dùng Việt - Nguyễn Tiểu Nghi (Trường Đại học Nha Trang)

Mắm sò lụa không chỉ mang đến trải nghiệm ẩm thực mới mẻ mà còn đáp ứng nhu cầu nhanh gọn, chất lượng cao, trở thành lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích sự sáng tạo trong ẩm thực.

Tính cấp thiết 

Thuận lợi

Sản lượng lụa nhiều: sò lụa tên tiếng anh là (Undulated surf clam), tên khoa học là Paphia undulata. Là một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, sinh sống chủ yếu tại các vùng bãi bồi ven biển các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cữu Long và Tây Nam Bộ. Sò lụa có vỏ ngoài hình oval dài, bề mặt láng và có các vân. Vỏ ngoài màu vàng nhạt, thịt bên trong trắng. Kích thước trung bình của cá thể trưởng thành: Chiều dài (50-65 mm), chiều cao (25-30 mm), chiều rộng (15-20 mm). Mùa vụ khai thác lụa tại vùng biển Kiên Giang thường diễn ra vào khoảng tháng 2 đến tháng 9 dương lịch. Sản lượng khai thác là rất lớn, mỗi tàu khai thác của một chuyến biển khoảng 1 tấn/chuyến khai thác và khu vực ven biển các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang số lượng ghe hành nghề khai thác là rất lớn nên sản lượng lụa khai thác là vô cùng lớn. Nguồn lụa nguyên liệu là rất lớn nên cần có phương pháp chế biến và thị trường tiêu thụ lớn.


Nghề làm mắm lụa là nghề mới: Nghề làm mắm lụa là nghề mới được phát triển trong những năm trở lại đây và gần đây nhất sản phẩm mới được cấp chứng nhận OCOP, do đó có thể nói đây không chỉ là một sản phẩm vô cùng mới mẻ đối với người tiêu dùng mà sản phẩm còn đảm bảo được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Mắm lụa ngon, bổ dưởng và an toàn vệ sinh thực phẩm: Mắm lụa là sản phẩm mới và được cấp chứng nhận OCOP, quan trọng là sản phẩm đã được đưa ra thị trường và được rất nhiều phản hồi tích cực của  người tiêu dùng. Là sản phẩm mới lạ và được viết thành câu truyện sản phẩm. Được sản xuất theo quy trình đảm bảo chất lượng và nguồn nguyên liệu 100% đến từ thiên nhiên, do đó mà sản phẩm khi được làm ra vẫn giữ được độ ngon vốn có của mắm lụa và vẫn đảm bảo được an toàn thực phẩm. 

Mắm sò lụa

Giá thành của sản phẩm mắm lụa bán ra thị trượng lại phù hợp với nhiều dạng người tiêu dùng: với mỗi hủ mắm có khối lượng khoảng 1kg/hủ, nhà sản xuất bán ra thị trường với giá là 100 nghìn đồng/kg, so với thị trường hiện tại với người tiêu dùng ngày càng có mức thu nhập cao thì đây là sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng người tiếu dùng.

Nhu cầu: Người tiêu dùng Việt hiện tại không chỉ ăn để no mà ăn để ngon và tốt cho sức khỏe, giá thành không còn là vấn đề, vấn đề là sản phẩm có hợp khẩu vị và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không.

Đối tượng: Người tiêu dùng Việt, đối tượng tiềm năng là người có thu nhập trung bình đến người có thu nhập cao và kể cả khách du lịch.

Thách thức: là sản phẩm mới chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều; có sự cạnh tranh với các sản phẩm khác cùng loại như là mắm ba khía, mắm tôm, mắm cà xỉu, mắm mực, các loại mắm truyền thống khác; là sản phẩm sản xuất theo mùa vụ của loài sò lụa.

Hạn chế

Sản phẩm chưa được phổ biến: là sản phẩm mới chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều.

Sản phẩm phụ thuộc vào mùa vụ do là để sản xuất mắm lụa cần một lượng lụa nguyên liệu rất lớn và nguồn cung dồi dào vì thế nên khi muốn sản xuất mắm lụa cần phải lựa chọn thời điểm nghề khai thác lụa vào vụ chính. Mùa khai thác chính là từ tháng 4 – 6, cho nên sẽ kéo theo việc sản xuất mắm lụa củng chỉ tập trung vào các tháng này.

Mắm sò

Chưa có lượng khách hàng quá lớn: do chỉ mới được sản xuất và lưu thông tại thị trường địa phương và trong tỉnh Kiên Giang, nên khối lượng khách hàng biết đến mắm lụa là chưa nhiều, từ đó mà số lượng sản phẩm mắm lụa được bán ra hàng tháng củng không quá cao.

Người tiêu dùng vẫn còn chưa tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm: Hiện nay đối với người tiêu dùng thì sản phẩm tươi sống mới chính là chân ái đối với họ. Họ thường tìm đến các loại hải sản tươi sống hoặc là các sản phẩm đã qua quá trình chế biến thô và cấp đông, khi đó sản phẩm vẫn còn giữ nguyên được độ tươi ngon và các chất dinh dưỡng. Đối với các sản phẩm mắm truyền thống của bà con sản xuất ra như là mắm ba khía, mắm tôm, mắm mực người tiêu dùng thường không quá chuộng các sản phẩm này, bởi trong quy trình sản xuất của các loại mắm này thì nguyên liệu từ lúc sơ chế đến lúc đưa lên bàn ăn vẫn không được nấu chính, nguyên liệu chỉ qua một quá trình lên men. Hơn thế nữa thường các sản phẩm mắm điều do người dân tự làm theo quy trình sản xuất riêng và không có sự kiểm tra về chất lượng sản phẩm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ những lý do trên đã tạo cho người tiêu dùng một cách nhìn không quá tích cực đối với các sản phẩm mắm. 

Mục tiêu 

Đưa sản phẩm mắm lụa tiếp cận người tiêu dùng trên toàn quốc và các quốc gia lân cận.

Phát triển mắm lụa Kim Ngân từ đặc sản địa phương thành một thương hiệu uy tín, mang đậm bản sắc miền Tây.

Xây dựng sinh kế bền vững cho người dân xã đảo Sơn Hải, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và chất lượng thực phẩm.

Đối tượng

Người tiêu dùng trong nước: Những người yêu thích đặc sản vùng miền, đặc biệt là thực phẩm truyền thống và an toàn.

Người tiêu dùng quốc tế: Các cộng đồng có nhu cầu khám phá ẩm thực Việt Nam.

Nội dung của ý tưởng sẽ thực hiện các công việc như sau:

Giới thiệu và nguồn gốc ý tưởng

Mắm lụa Kim Ngân là sản phẩm được chế biến từ con lụa, một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ sinh sống tự nhiên ở vùng biển xã đảo Sơn Hải, tỉnh Kiên Giang. Con lụa có hương vị ngọt tự nhiên và giàu giá trị dinh dưỡng, khi được chế biến thành mắm, tạo nên hương vị đặc trưng, đậm đà không thể nhầm lẫn.

Mắm lụa không chỉ là món ăn mà còn mang đậm giá trị văn hóa, kết tinh từ kinh nghiệm lâu đời và bí quyết chế biến thủ công của ngư dân địa phương. Sản phẩm này đã được công nhận OCOP 3 sao, là niềm tự hào của xã đảo Sơn Hải.

Mắm lụa

Xuất phát từ thực tế: 

- Mắm lụa chủ yếu được tiêu thụ tại địa phương, chưa được biết đến rộng rãi trên thị trường;

- Nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm thực phẩm sạch, an toàn và mang giá trị bản địa, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng tìm kiếm những trải nghiệm ẩm thực độc đáo;

- Thị trường quốc tế ngày càng quan tâm đến các sản phẩm truyền thống của Việt Nam, tạo cơ hội đưa mắm lụa vươn xa;

- Ý tưởng phát triển và quản bá mắm lụa Kim Ngân nhằm mục tiêu bảo tồn nghề truyền thống, quảng bá văn hóa và xây dựng thương hiệu đặc sản đại diện cho Kiên Giang nói riêng và ẩm thực Việt Nam nói chung.

Phân tích thị trường

Thị trường trong nước: Nhu cầu về đặc sản vùng miền đang tăng, đặc biệt là các loại thực phẩm truyền thống và an toàn. Thực phẩm đặc sản như mắm lụa có cơ hội tiếp cận qua các kênh thương mại điện tử và tại các siêu thị, cửa hàng đặc sản.

Thị trường quốc tế: Tập trung vào các quốc gia lân cận nơi có sự quan tâm đến ẩm thực Việt Nam và văn hóa bản địa. Ngoài ra, cộng đồng người Việt ở các nước cũng là một nguồn khách hàng tiềm năng.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Đối thủ trực tiếp

Các sản phẩm mắm truyền thống tại miền Tây Nam Bộ:

- Mắm cá linh, mắm cá sặc (Châu Đốc, An Giang): Những sản phẩm này đã có thương hiệu lâu đời, được người tiêu dùng trong nước và quốc tế biết đến, đặc biệt tại các thị trường có đông người Việt sinh sống;

- Mắm ba khía (Cà Mau): Loại mắm lên men từ ba khía, rất phổ biến và có giá thành cạnh tranh hơn;

- Mắm tôm chà (Bến Tre): Sản phẩm này thường được xuất hiện trong các món ăn truyền thống như bún nước lèo, bún mắm, đã khẳng định vị trí trên thị trường;

Lợi thế cạnh tranh của mắm lụa Kim Ngân

Nguyên liệu độc đáo: Con lụa ít được biết đến, tạo ra sự khác biệt về hương vị và trải nghiệm.

Gắn liền với địa danh xã đảo Sơn Hải, tỉnh Kiên Giang, mang câu chuyện đặc trưng hơn so với các loại mắm phổ biến khác.

Quy trình chế biến đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm: Nguyên liệu được sơ chế cẩn thận sau đó được đưa vào lò hấp để nguyên liệu được chính hoàn toàn và sau đó được chộn với các gia vị theo đúng tỉ lệ, bước cuối cùng là phơi các hủ mắm lụa dưới ánh nắng mặt trời để tạo điều kiện cho sự lên men bên trong hủ mắm. Quy trình sản xuất mắm lụa này đã được thông qua quá trình kiểm tra và được cấp chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thách thức

Cần nhiều nỗ lực để xây dựng thương hiệu và tăng nhận diện sản phẩm so với những thương hiệu mắm truyền thống đã nổi tiếng.

Mắm lụa Kim Ngân có sự khác biệt đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt ở yếu tố nguyên liệu độc đáo và câu chuyện địa phương. Tuy nhiên, để cạnh tranh hiệu quả, cần tập trung:

- Xây dựng thương hiệu với điểm nhấn về sự độc đáo và chất lượng cao cấp;

- Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm để mở rộng thị trường quốc tế;

- Đẩy mạnh quảng bá, so sánh hương vị của mắm lụa với các loại mắm khác để thu hút sự tò mò và yêu thích của người tiêu dùng;

Chiến lược Sản phẩm và phân phối

Sản phẩm

Tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất, đảm bảo đạt chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế;

Thiết kế bao bì hiện đại, có thông tin bằng nhiều ngôn ngữ để dễ dàng tiếp cận thị trường nước ngoài;

Phân phối

Trong nước: Phân phối qua sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki) và các chuỗi siêu thị lớn;

Quốc tế: Hợp tác với các nhà nhập khẩu và cửa hàng thực phẩm châu Á tại các quốc gia lân cận;

Chiến lược Marketing và quảng bá

Truyền thông thương hiệu: Tạo dựng thương hiệu “Mắm Lụa Kim Ngân” như một sản phẩm đại diện cho xã đảo Sơn Hải, mang đến giá trị văn hóa và tinh hoa ẩm thực truyền thống.

Marketing Online: Đầu tư vào các kênh mạng xã hội, chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram để tăng độ nhận diện thương hiệu, đặc biệt với đối tượng khách hàng trẻ yêu thích khám phá ẩm thực mới lạ.

Các chương trình thử sản phẩm: Tổ chức các buổi nếm thử mắm lụa tại các sự kiện ẩm thực hoặc các hội chợ thực phẩm địa phương và quốc tế.

Khía cạnh phát triển bền vững và hỗ trợ cộng đồng

Phát triển bền vững: Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quy trình sản xuất, chẳng hạn như tái chế bao bì, giảm thiểu rác thải.

Hỗ trợ cộng đồng: Kế hoạch tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng thu nhập cho ngư dân và các hộ sản xuất tại xã đảo Sơn Hải, góp phần vào phát triển kinh tế bền vững của xã đảo.

Dự toán Tài chính và dự báo triển vọng

Chi phí ban đầu: Nâng cấp nhà xưởng, chuẩn hóa sản xuất, xây dựng thương hiệu (khoảng 500 triệu - 1 tỷ đồng).

Doanh thu dự kiến: Tăng trưởng 10-15% mỗi năm nhờ mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Tầm nhìn: Sau 3-5 năm, mắm lụa Kim Ngân sẽ trở thành thương hiệu đặc sản dẫn đầu miền Tây, góp phần nâng tầm ẩm thực Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Mắm lụa Kim Ngân không chỉ là sản phẩm thực phẩm mà còn là một câu chuyện về văn hóa, cộng đồng và sự sáng tạo. Với chiến lược bài bản, sản phẩm có khả năng trở thành biểu tượng đặc sản miền Tây và nâng tầm ẩm thực Việt Nam trên trường quốc tế.

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Đây là cơ hội để các bạn sinh viên tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng trong ngành thủy sản.

Tác phẩm xuất sắc 01:  Đưa mắm lụa Kim Ngân đến gần hơn với người tiêu dùng Việt - Sinh viên Nguyễn Tiểu Nghi (Trường Đại Học Nha Trang)

BÌNH CHỌN cho Tác Phẩm Xuất Sắc 01 bằng cách thả tim ngay cuối tác phẩm!

Đăng ngày 10/02/2025
Sinh viên Nguyễn Tiểu Nghi
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021
• 10:28 17/04/2025
• 10:03 17/04/2025
• 09:39 17/04/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025
• 21:49 03/05/2025
• 21:49 03/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 21:49 03/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 21:49 03/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:49 03/05/2025
Some text some message..