Tương Lai Thủy Sản Việt Thế Hệ Mới, Level Mới: Các mô hình kinh tế du lịch thuỷ sản

Trước làn sóng quan tâm của du khách quốc tế đến các tour du lịch trải nghiệm bản địa tại Việt Nam, từ chăn vịt, hái chè, đập lúa đến đốt vàng mã, bài viết tập trung khám phá tiềm năng của việc kết hợp thủy sản với du lịch. Thông qua việc giới thiệu các mô hình du lịch thủy sản độc đáo trên thế giới và tại Việt Nam, bài viết mong muốn gợi ý những ý tưởng phát triển kinh tế du lịch bền vững, vừa gia tăng thu nhập cho bà con nuôi trồng thuỷ sản, vừa thúc đẩy kinh tế du lịch tại địa phương

Bài dự thi
Các mô hình kinh tế du lịch thuỷ sản - Nguyễn Huỳnh Châu Khoa (Trường Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ)

Cào nghêu trên bãi triều cạn (Nhật bản): Nếu ai đã từng đọc truyện tranh Conan sẽ biết được một hoạt động vô cùng thú vị trên bãi biển nhật bản. Du lịch cào nghêu (shiohigari) là một hoạt động giải trí phổ biến tại Nhật Bản, diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6, khi thủy triều rút để lộ ra bãi biển với nhiều nghêu và sò. Du khách tham gia sẽ dùng dụng cụ như xẻng và thau nhỏ để thu hoạch nghêu và sò từ cát. Những địa điểm nổi tiếng cho hoạt động này bao gồm công viên bờ biển Funabashi Sanbanze (Chiba) và bãi biển Egawa (Shizuoka)… 

Để tham gia, du khách cần mang theo giày dép chống trượt và trang phục thoải mái. Nhiều địa điểm cung cấp dịch vụ cho thuê dụng cụ cào nghêu. Hoạt động này không chỉ giúp kết nối với thiên nhiên mà còn mang lại cảm giác hào hứng khi được thu hoạch những chú nghêu trắng nhỏ. Cào nghêu là một hoạt động gia đình lý tưởng và cũng là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm hải sản tươi ngon ngay tại chỗ.

Du khách

Mô hình này hiện đang được áp dụng tại một số nơi ở Việt Nam như Tiền Giang, Quảng Ninh, Vũng Tàu… Tuy quy mô chưa lớn và chuyên nghiệp như Nhật Bản nhưng là một tiềm năng kinh tế du lịch đáng xem xét và phát huy.

Bao đăng bắt cá (Vũng Tàu): Đăng lưới là những dãy cột bằng tre cắm thẳng hàng, được chăng lưới cao từ 4-5m, kéo dài gần 300m trên biển. Phía cuối đăng quây thành 2 cái lồng, khi nước triều rút, cá theo con nước rút dần về phía cuối đăng và bị nhốt lại bên trong lồng. Khoảng 25 giàn đăng của ngư dân địa phương được sử dụng cho dịch vụ cho du khách thuê trải nghiệm bắt cá. Chủ đăng phải dọn rác và vệ sinh định kỳ, đầu tư khoảng 150-250 triệu đồng cho mỗi giàn đăng.

Dịch vụ "bao đăng bắt cá" tại biển Đồi Nhái, TP. Vũng Tàu thu hút nhiều du khách với giá 1,5-2 triệu đồng/lượt. Mỗi buổi sáng, khi nước triều rút, lộ ra bãi cát dài và du khách có thể bắt cá như cá trích, cá ngát, mực tuỳ theo “nhân phẩm”. Dịch vụ này bắt đầu phát triển khoảng 2 năm nay, thu hút nhiều khách du lịch đến từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, và Đồng Nai.

Trước khi vào trải nghiệm, du khách sẽ được phát vợt để vớt cá, mực trong đăng, tận hưởng không gian biển và tham gia vào hoạt động bắt cá thú vị. Tùy vào con nước, khách có thể bắt đến vài tạ cá nhưng đôi khi chỉ có… vài kg cá để mang về. Mặc dù số lượng cá bắt được không cố định, nhiều du khách cho rằng trải nghiệm này mang lại niềm vui và sự thư giãn hơn là việc săn bắt cá để kiếm lợi. Khi không có khách thuê, chủ đăng sẽ tự thu hoạch cá trong đăng và bán cho chợ cá địa phương như trước đây.

Biểu diễn cá lóc “bay”, cá “bắn tỉa” (Cần Thơ): Mới đây, khu du lịch cộng đồng Cồn Sơn (Cần Thơ) đã cùng với phố cổ Hội An (Quảng Nam) và vịnh Vĩnh Hy (Bình Thuận) trở thành những điểm du lịch nội địa thu hút nhất trong năm 2024. Cồn Sơn, với diện tích 70 ha và được bao quanh bởi sông Hậu, nổi bật với những đặc trưng riêng biệt về ngành nghề nuôi cá truyền thống.

Cá bay

Trước đây, Cồn Sơn không phải là điểm du lịch nổi bật như bến Ninh Kiều hay chợ nổi Cái Răng, nhưng từ khi hình ảnh cá lóc bay của ông Lê Trung Tín được lan truyền, nơi đây đã trở thành một "hiện tượng" du lịch tại Cần Thơ. Vào năm 2017, ông Tín sáng tạo mô hình du lịch sinh thái kết hợp với cá lóc bay, nhanh chóng thu hút sự chú ý và trở thành một địa điểm hấp dẫn. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi cá, ông đã huấn luyện cá lóc từ nhỏ để nhảy lên khi nghe tiếng gõ, tạo ra những màn biểu diễn độc đáo. Ông Tín hiện đang theo đuổi mục tiêu huấn luyện cá lóc bay qua lửa trong tương lai. 

Bên cạnh đó, Cồn Sơn còn có bè cá Bảy Bon, nơi ông sở hữu mô hình kết hợp nông nghiệp và du lịch. Ông nuôi cá trên diện tích 10.000 m² mặt nước, với khoảng 15 loại cá quý hiếm như cá thác lác, cá cóc, cá hô, và cá tra dầu. Mô hình này không chỉ thu hút du khách mà còn tạo ra các trải nghiệm thú vị như tham quan bè cá, thưởng thức đặc sản địa phương và các tiểu cảnh độc đáo như thuyền làm từ vỏ chai nhựa, cá “bắn tỉa” và cá Koi massage chân.

Câu tôm càng xanh khổng lồ: Mô hình du lịch câu tôm càng xanh khổng lồ tại Ayutthaya là một trong những trải nghiệm độc đáo mà du khách không thể bỏ qua khi đến với cố đô của Thái Lan. Ayutthaya, nằm bên bờ sông Mê Kông, là một khu vực lý tưởng cho các hoạt động du lịch sinh thái nhờ vào dòng nước sâu và môi trường tự nhiên phong phú. Nơi đây nổi tiếng với các loài tôm càng xanh khổng lồ, với kích thước có thể đạt trên 35cm và nặng từ 3 đến 4 con mỗi kg.

Trong hành trình du lịch, du khách sẽ được trải nghiệm hoạt động câu tôm càng xanh trực tiếp tại các khu vực sông hoặc suối nhỏ, nơi người dân dùng vèo/ lưới để dưỡng tôm theo cách tự nhiên. Tôm càng xanh sau khi được chế biến sẽ được thưởng thức cùng với các loại gia vị và nước chấm đặc trưng của vùng Ayutthaya, mang đến một hương vị đặc biệt mà chỉ nơi đây mới có.

Du khách

Trong 2 năm gần đây, tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, loại hình hồ câu tôm càng xanh giải trí kết hợp với quán cà phê và nhà hàng đã bắt đầu xuất hiện. Người tham gia trả mức phí từ 100.000-150.000 đồng/giờ/cần câu để cùng nhiều người khác trải nghiệm câu tôm trong các hồ xi măng có diện tích khoảng 20-50 m². Mặc dù còn khá mới mẻ, mô hình này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm và tham gia nhiệt tình từ cả du khách trong nước lẫn quốc tế, đặc biệt là từ Nhật Bản và Đài Loan.

Ngoài ra, ở Việt Nam và trên thế giới còn có nhiều mô hình thuỷ sản kết hợp du lịch đặc sắc khác như: tham quan học tập các trại nuôi thuỷ sản (tôm thẻ, cá hồi, cá chình, hàu…); làm quà lưu niệm từ vỏ ốc, ngọc trai; lớp học nấu ăn; chèo thuyền; câu cá sấu…

Du lịch kết hợp thủy sản không chỉ đơn thuần là một hoạt động vui chơi mà còn là cầu nối giữa con người và thiên nhiên, giúp lan tỏa giá trị văn hóa địa phương ra toàn cầu. Với tiềm năng dồi dào từ nguồn tài nguyên biển, sông ngòi và nuôi trồng thuỷ sản, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành điểm đến hàng đầu về loại hình du lịch này. Đây không chỉ là hướng đi mới cho ngành thuỷ sản mà còn là cơ hội để các địa phương khai thác triệt để thế mạnh tự nhiên và xây dựng thương hiệu riêng trên bản đồ du lịch quốc tế.

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Đây là cơ hội để các bạn sinh viên tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng trong ngành thủy sản.

Tác phẩm xuất sắc 03: Các mô hình kinh tế du lịch thủy sản - Sinh viên Nguyễn Huỳnh Châu Khoa (Trường Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ) 

BÌNH CHỌN cho Tác Phẩm Xuất Sắc 03 bằng cách thả tim ngay cuối tác phẩm!

Đăng ngày 10/02/2025
Sinh viên Nguyễn Huỳnh Châu Khoa
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021
• 10:28 17/04/2025
• 10:03 17/04/2025
• 09:39 17/04/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025
• 07:55 05/05/2025
• 07:55 05/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 07:55 05/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 07:55 05/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:55 05/05/2025
Some text some message..