Trung Quốc tăng thu mua tôm Ấn Độ size lớn, đầy giá tăng

Giá tôm thẻ cỡ nhỏ của Ấn Độ – loại 50 con/kg và nhỏ hơn – đang có động lực tăng nhờ nhu cầu của Trung Quốc trong vài tuần qua. Bất chấp đang là mùa thấp điểm thu hoạch, giá tôm được cho là vẫn sẽ ổn định.

Trung Quốc tăng thu mua tôm Ấn Độ size, đầy giá tăng
Trung Quốc tăng thu mua tôm Ấn Độ size lớn, đầy giá tăng ảnh: The Hans India

Nhà nhập khẩu tôm Mỹ cũng xác nhận rằng phần lớn nhu cầu tại Trung Quốc tập trung vào cỡ tôm 41 – 50 con/kg và nhỏ hơn. “Có vẻ như nhu cầu tôm cỡ nhỏ tại Trung Quốc là vô hạn, nên giá tôm có thể tiếp tục tăng. Nhu cầu cao tại Trung Quốc cũng là động lực tăng giá cho các loại thủy sản khác”.

Các nhà đóng gói thủy sản tại các bang Orissa và Kolkata của Ấn Độ đang thu mua tôm cỡ 31/40 và nhỏ hơn để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc, nhưng nguồn cung cỡ tôm này không lớn. “Nhu cầu tại Mỹ thấp, nhưng tôi dự báo giá sẽ ổn định. Giá tôm nguyên liệu trên thị trường quốc tế bắt đầu tăng do thông tin nguồn cung giảm, vốn là tình hình thường diễn ra trong thời gian này hàng năm do hầu hết các khu vực sản xuất tôm trong thời điểm này đều đang thả nuôi để thu hoạch vụ hè. Diễn biến mua hàng của các nhà nhập khẩu thay đổi rất nhiều”, theo Durai Balasubramanian – tổng thư ký Hiệp hội nông dân nuôi tôm Pattukottai tại Tamil Nadu cho biết. “Hiện nông dân chỉ tập trung sản xuất tôm cỡ 50, 60 và 70 con/kg, theo đúng nhu cầu của các nhà xuất khẩu”. Tôm cỡ lớn hơn không còn có thị phần cao như trước đây và chênh lệch giá tôm giữa các cỡ cũng không còn lớn như trước.

Tại Andhra Pradesh, bang sản xuất tôm chính của Ấn Độ, vụ thu hoạch mới bắt đầu vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 của tháng 3. Tôm thu hoạch trong tháng 3 có cỡ từ 60 con/kg trở xuống; tôm cỡ to hơn sẽ được thu hoạch vào cuối tháng 4.

Giá tôm cỡ nhỏ tăng mạnh vào giữa tháng 2: lên 270 Rupees/kg tôm cỡ 90 con/kg; 310 Rupees/kg tôm cỡ 70 con/kg; và 350 Rupees/kg tôm cỡ 50 con/kg. Giá tôm cỡ to ổn định từ cuối tháng 1 đến suốt tháng 2, ở mức 470 Rupees/kg tôm cỡ 30 con/kg và 380 Rupees/kg tôm cỡ 40 con/kg. Trong khi đó, chỉ một số ít các nhà chế biến đóng gói tôm Ấn Độ xuất khẩu sang EU và đang chờ đợi diễn biến tiếp theo trên thị trường.

Hồi cuối tháng 1/2018, trong các cuộc thảo luận giữa các tác nhân ngành tôm Ấn Độ và EU tại Goa, Ấn Độ xác định hàng loạt vấn đề dự kiến sẽ được thảo luận thêm. Tuy nhiên, không khí chung của các cuộc thảo luận khá tích cực.

Một nguồn tin khác cho hay, một số nông dân có thể hướng về sản xuất tôm cỡ to trong năm 2018 dù bị thua lỗ trong vài năm gần đây. Nhưng phần lớn sẽ tập trung sản xuất tôm cỡ 50, 60 con/kg và nhỏ hơn. Ông Balasubramanian cho rằng nông dân sẽ không nuôi tôm thời gian dài trong năm 2018 để đạt kích cỡ lớn do chi phí sản xuất đang tăng. Cỡ tôm chủ yếu nông dân thu hoạch trong năm 2018 sẽ là từ 50 – 100 con/kg. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng nguồn cung tôm cỡ lớn hơn vẫn sẽ đủ để phục vụ nhu cầu thị trường, đặc biệt là khi một số nhà chế biến có đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Tháng 1/2018, ông  Jim Gulkin, CEO của Siam Canadian Group, dự báo giá tôm thẻ sẽ tương đối ổn định trong suốt tháng 2 và dự báo giá tăng từ tháng 3, khi các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng cuối cùng tìm kiếm nguồn cung thay thế. Đồng thời, ông Gulkin nhận định Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chiến lược, nhưng Trung Quốc sẽ vẫn là yếu tố lớn chi phối thị trường. “Tiêu dùng thủy sản Trung Quốc trên các kênh thị trường truyền thống tiếp tục tăng trưởng và thương mại điện tử bắt đầu có tác động tới thị trường. Nông dân Trung Quốc vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong nuôi tôm và nước này vẫn sẽ cần tăng nhập khẩu tôm để đáp ứng nhu cầu. Ngược lại, thị trường Mỹ trầm lắng từ tháng 11/2017 đến nay do tồn kho vẫn ở mức cao.

Undercurrent News
Đăng ngày 02/03/2018
Gappingworld
Thế giới

Yucca - Thảo dược từ thiên nhiên cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là giải pháp tất yếu để cung cấp thực phẩm cho con người. Với các mô hình nuôi hiện đại, người nuôi có khuynh hướng tăng mật độ để nâng cao năng suất, cũng như tối ưu nguồn nước. Điều này làm gia tăng áp lực lên môi trường nước ao nuôi, vượt quá sức tải tự nhiên của nguồn nước.

yucca
• 10:42 03/03/2022

Gan thận mủ - Kẻ địch mạnh nhất của cá tra

Gan thận mủ là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh trên cá tra. Vào những tháng mưa cuối năm chính là thời gian cao điểm để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết để bà con hiểu và có cách phòng trị bệnh kịp thời.

bệnh gan thận mủ
• 11:05 13/12/2021

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

nuôi cá tra ở Bangladesh
• 11:53 21/10/2021

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm trên 15%

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 2.100ha đang nuôi thả thủy sản, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích đang thả nuôi cá tra thâm canh giảm 5,7%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra gặp khó, giá bán cá ở mức khá thấp, khiến cho diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

nuôi cá điêu hồng
• 10:49 13/10/2021

Vương quốc Anh đầu tư 3,5 triệu bảng hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững tại Việt Nam

Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững, Vương quốc Anh vừa công bố gói đầu tư trị giá 3,5 triệu bảng Anh nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện ngành thủy sản, tăng cường quản lý tài nguyên biển và phát triển chuỗi giá trị hải sản theo hướng bền vững.

Ao tôm
• 09:42 28/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Hoa Kỳ: Phí bảo hiểm tăng thúc đẩy sự thay đổi của giá tôm

Thời gian gần đây, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các chính sách mới của Hoa Kỳ. Việc áp dụng nhiều khoản phí nhập khẩu đã đẩy chi phí tăng cao, tác động trực tiếp đến giá cả và nhu cầu tiêu thụ tôm Việt Nam tại thị trường này. Bà con nuôi tôm cần nắm rõ những thay đổi này để có hướng thích ứng phù hợp, tránh rủi ro trong xuất khẩu.

Chế biến tôm
• 09:49 26/02/2025
• 11:22 10/05/2025
• 11:22 10/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 11:22 10/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 11:22 10/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:22 10/05/2025
Some text some message..