Triển vọng liên kết sản xuất từ cá rô phi ở Thạnh Phú

Thạnh Phong là xã ven biển Thạnh Phú, kinh tế của người dân chủ yếu là nuôi thủy sản. Ngoài nuôi tôm, cua, người dân còn tận dụng những ao nuôi tôm kém hiệu quả để nuôi cá rô phi với chi phí đầu tư rất thấp nhưng hiệu quả mang lại khá cao. Từ thực tế trên, Công ty TNHH chế biến thủy sản Phát Huy ra đời ở Thạnh Phong và đã nghiên cứu thành công sản phẩm cá rô phi một nắng, được khách hàng chấp nhận và có hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn.

Triển vọng liên kết sản xuất từ cá rô phi ở Thạnh Phú
Nuôi cá rô phi nguyên liệu. Ảnh: H. Hiệp

Từ nguồn nguyên liệu địa phương

Theo bà Lượng Thị Chung - Giám đốc Công ty TNHH chế biến thủy sản Phát Huy, cá rô phi rất dễ nuôi, sống được trong điều kiện môi trường và độ mặn tương đối cao. Đây là loại có thể thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20 - 32oC. Khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ rất cao từ 8 - 42oC. Cá có khả năng sống trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, ao hồ nước ngọt, lợ và cả mặn. Trong môi trường nước lợ, độ mặn khoảng 10 - 25%o cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon.

Cách đây 3 năm, từ hộ kinh doanh cá thể với sản phẩm là cá khô một nắng, đến nay công ty đã có nhà xưởng sơ chế và kho cấp đông. Ký hợp đồng cung cấp sản phẩm ổn định với Công ty cổ phần Xây dựng và thương mại tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho 22 lao động ổn định, đặc biệt là lao động nữ. Sản phẩm của công ty hiện có là cá rô phi một nắng, lù đù một nắng, cá bông lau một nắng, cá lưỡi trâu một nắng. Nhiều thiết bị được trang bị mới như: kho lạnh, máy hút chân không, máy đóng góp, máy xay nén viên và sấy thức ăn, máy bơm và các dụng cụ sơ chế với tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng. Hiện công ty mua nguyên liệu với hai hình thức thu mua cá biển từ thương lái và thu mua từ 20 hộ dân ở xã Thạnh Phong.

Mở rộng thị trường và xuất khẩu

Để mở rộng sản xuất, công ty đầu tư gần 3,21 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn AMD hỗ trợ 1,445 tỷ đồng, chiếm 45% vốn đầu tư; khoản vốn đối ứng của công ty là 1,764 tỷ đồng, chiếm 55% vốn đầu tư. Công ty liên kết tạo vùng nguyên liệu ổn định tại xã Thạnh Phong, An Điền, Mỹ An (Thạnh Phú) với sản lượng nguyên liệu 23 tấn/năm, có 150 hộ hưởng lợi từ dự án. Trong đó, số hộ liên kết mới 130 hộ, có 40 hộ nghèo, cận nghèo, nữ làm chủ hộ; lợi nhuận bình quân của các hộ cung ứng nguyên liệu là 12 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân của lao động 36 triệu đồng/năm.

Thị trường của công ty hiện nay là một số tỉnh, thành trong cả nước, trong đó thị trường chính là TP. Hồ Chí Minh, khả năng phát triển sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, thông qua các công ty xuất khẩu ủy thác. Đến năm 2021,  ngoài thị trường TP. Hồ Chí Minh, công ty sẽ cung cấp các sản phẩm vào các siêu thị và hướng đến xuất khẩu. Công ty sẽ thu mua nguồn nguyên liệu trên toàn xã và mở rộng sang các xã lân cận, góp phần hạn chế tình trạng thương lái ép giá nông dân. Mặt khác, công ty sẽ thuê kỹ thuật hướng dẫn nông dân nuôi đạt yêu cầu chế biến và xuất khẩu; đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại hơn để tạo ra nhiều sản phẩm nhằm phục vụ đa dạng khách hàng.

“Chiến lược của công ty trong thời gian tới là tiếp tục đầu tư máy móc, trang thiết bị và nhà xưởng nhằm chủ động sản xuất, tạo ra sản phẩm mới để gia tăng giá trị cho cá rô phi. Phát triển thêm các liên kết với nông dân nhằm tăng năng lực sản xuất, tăng sản lượng đủ sức đáp ứng nhu cầu lớn hơn của khách hàng. Duy trì và mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường quảng bá hình ảnh, sản phẩm của công ty đến khách hàng. Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên”, bà Lượng Thị Chung - Giám đốc Công ty TNHH chế biến thủy sản Phát Huy cho biết.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 13/05/2019
Tiến Vũ
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021
• 10:28 17/04/2025
• 10:03 17/04/2025
• 09:39 17/04/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025
• 15:00 11/05/2025
• 15:00 11/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 15:00 11/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 15:00 11/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:00 11/05/2025
Some text some message..