Tôm tăng giá (Cà Mau): Các nhà máy chế biến thiếu nguyên liệu

Nắng hạn kéo dài, độ mặn trong nước tăng cao từ 35-37%o, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của tôm. Vì thế, diện tích và sản lượng tôm nguyên liệu cùng giảm làm cho các nhà máy chế biển thuỷ sản xuất khẩu hoạt động cầm chừng. Trong khi đó, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân không nên vội vàng xuống giống bởi rủi ro cao do hạn, mặn vẫn đang diễn ra gay gắt.

cải tạo đáy ao
Giá tôm tăng cao, người dân chủ động cải tạo ao, đầm chờ thời điểm thích hợp thả giống nuôi.

Kỹ sư Lê Văn Sử, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, tình hình biến đổi khí hậu, xâm mặn kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua. Ðặc biệt, đối với diện tích ao, đầm nuôi tôm công nghiệp trên 9.700 ha, nông dân chỉ thả nuôi được 3.000 ha. Ðây chính là lý do làm cho lượng tôm nguyên liệu cung cấp ra thị trường ngày càng trở nên khan hiếm, giá tăng cao.

Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau (CASEP) Ngô Thành Lĩnh lo lắng, các năm trước, những tháng đầu năm, nguồn tôm nguyên liệu trong tỉnh đáp ứng đủ các các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu đến tháng 7, tháng 8. Sau đó, một số doanh nghiệp mới nhập tôm nguyên liệu từ Ấn Ðộ để chế biến. Còn năm nay, tình trạng thiếu tôm nguyên liệu xảy ra rất sớm. Hiện tôm nguyên liệu chỉ đáp ứng khoảng 42,1% công suất thiết kế. Cho dù ngay từ thời điểm này, nông dân có cải tạo ao, đầm thả con giống nuôi mới gần 3 tháng sau mới thu hoạch, trong khoảng thời gian này các nhà máy tiếp tục "đói" nguyên liệu, thu nhập của công nhân thiếu ổn định.

Ðồng quan điểm, ông Trần Văn Trung, Giám đốc Công ty TNHH Anh Khoa, cho biết, doanh nghiệp đang bị hụt nguồn tôm nguyên liệu khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Theo ông Trung, các năm trước, vào thời gian này, nguồn tôm nguyên liệu trong tỉnh đáp ứng đủ cho sản xuất của doanh nghiệp, riêng 3 tháng đầu năm nay thì nguồn tôm nguyên liệu bị thiếu hụt, do nông dân ngại sản xuất.

Theo dự báo của Sở NN&PTNT, thời gian tới, thời tiết nắng nóng, độ mặn tăng cao, khu vực nội đồng sản lượng tôm tiếp tục giảm mạnh ở các huyện: Cái Nước, Thới Bình, U Minh và TP Cà Mau. Ông Dương Minh Chương, ấp Công Nghiệp, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, cho biết, hiện giá tôm đang ở mức cao, nhưng không ai có tôm để bán.

Theo ông Nguyễn Phúc Giang, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, mặc dù giá tôm tăng trong thời gian qua, song diện tích thả tôm nuôi trên địa bàn huyện lại giảm. Huyện có hơn 30.000 ha nuôi tôm, trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên 2.200 ha. Từ đầu năm đến nay, nông dân mới xuống giống thả nuôi chỉ được 750 ha. Ðộ mặn tăng cao (từ 35-38%o), nguồn nước phục vụ sản xuất cạn kiệt, con tôm không thể phát triển được nên bà con nông dân còn e ngại không dám xuống giống thả nuôi.

Ông Nguyễn Văn Thương, ấp Rạch Muỗi, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, cho biết, do độ mặn trong ao, đầm quá cao, tôm giống thả xuống chỉ sống thời gian ngắn là chết. Vì vậy, hiện nay, nhiều người thu hoạch xong, nếu có vốn thì cải tạo ao đầm cho vụ sau, còn không thì “treo ao” không dám thả nuôi tiếp.

Hiện đang vào vụ nuôi tôm chính, thời tiết đang tiếp tục nắng nóng, độ mặn trong nước tăng cao, chưa có nguồn nước pha loãng, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân không nên vội vàng xuống giống bởi rủi ro cao do hạn, mặn vẫn đang gay gắt./.

Ông Ngô Thành Lĩnh cho biết, giá bán hiện tại, tôm sú cỡ 20 con/kg từ 250.000-260.000 đồng/kg; tôm cỡ 30 con/kg từ 175.000 đồng/kg tăng lên 190.000 đồng/kg. Tôm thẻ chân trắng cũng tăng giá đột biến, tôm cỡ 100 con/kg từ 93.000 đồng/kg lên 105.000 đồng/kg, cỡ 70 con/kg từ 115.000 đồng/kg lên 158.000 đồng/kg.

Báo Cà Mau, 02/05/2016
Đăng ngày 07/05/2016
Bài và ảnh: Trúc Ly
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021
• 10:28 17/04/2025
• 10:03 17/04/2025
• 09:39 17/04/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025
• 04:08 15/05/2025
• 04:08 15/05/2025
• 04:08 15/05/2025
• 04:08 15/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 04:08 15/05/2025
Some text some message..