Tôm, cá, gỗ là... “hùng binh” khi gia nhập TPP

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra dự báo sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi tham gia TPP.

chế biến tôm
Tôm vẫn được coi là mặt hàng mũi nhọn mang lại kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam khi gia nhập TPP

Tổng kim ngạch hơn 7 tỷ USD

Theo đánh giá của Viện IPSARD, Việt Nam có nhiều lợi thế trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với mức thặng dư thương mại ngày một gia tăng.

Theo đó, xét về các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực xuất vào TPP, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản (trong đó chủ yếu là tôm và cá tra) được dự báo sẽ là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với tổng kim ngạch đạt 7,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu từng mặt hàng.

Nếu như tỷ trọng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang TPP dự báo chiếm 57,9% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam thì tỷ trọng xuất khẩu tôm và cá tra sang TPP cũng được dự báo chiếm 55,7% và 35,6% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm và cá tra Việt Nam.

Viện IPSARD cũng đưa ra nhận định nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đứng vào top 2 sẽ là các cây công nghiệp (cà phê, điều, tiêu, cao su). Nhưng gạo và rau quả lại được nhìn nhận là các sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu tương đối khiêm tốn.
Sau khi hoàn tất, TPP sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm. Dân số của 12 quốc gia thành viên với khoảng 800 triệu người, chiếm khoảng 11% tổng dân số toàn cầu, lớn gấp đôi so với thị trường Liên minh Châu Âu (EU).

Tuy nhiên, đối với nông sản Việt Nam thì Hoa Kỳ và Nhật Bản được nhìn nhận sẽ là 2 đối tác thương mại lớn nhất tập trung vào các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản và cây công nghiệp. Ngoài 2 đối tác trên, đáng chú ý, Viện IPSARD đã đưa Malaysia vào diện là một bạn hàng lớn của Việt Nam trong hai sản phẩm gạo và cao su.

Điểm yếu ở khâu chế biến

Theo phân tích của Viện IPSARD cho thấy, về thủy sản,  do hiện nay phần lớn mức thuế suất nhập khẩu của các nước TPP đối với các sản phẩm thủy sản ở dạng nguyên liệu hoặc sơ chế đã ở mức khá thấp (0-5%), trừ Mexico. Vì vậy, việc giảm thuế từ các cam kết TPP không có nhiều ý nghĩa trong việc thúc đẩy xuất khẩu các nhóm hàng này của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều dư địa đối với các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao tại các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada.

“Vấn đề chính là hiện nay khâu chế biến thủy sản của Việt Nam còn rất yếu. Phần lớn các sản phẩm thủy sản vẫn ở dạng tươi sống, đông lạnh hoặc phơi khô. Thiếu các công nghệ tạo giá trị gia tăng cao như hun khói hay làm các chế phẩm sinh học. Do đó, để tận dụng được các dư địa thuế quan, Việt Nam cần phải đẩy mạnh công đoạn chế biến trong chuỗi giá trị thủy sản.”- ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện IPSARD nói.    

Đối với mặt hàng rau quả,  ông Tuấn cho rằng lợi ích từ việc giảm thuế suất nhập khẩu cuả các nước TPP đối với rau quả Việt Nam được kỳ vọng là khá lớn. Dư địa thuế quan đối với cả sản phẩm rau quả thô và chế biến của Việt Nam còn nhiều.  Nhật Bản, Hoa Kỳ và Mexico là ba thị trường tiềm năng nhất cho sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam.

Còn đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, Viện trưởng Tuấn cho biết, hiện nay trong các nước TPP, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ và Nhật Bản với hai loại sản phẩm chính là đồ gỗ nội thất và đồ gỗ ngoại thất. Mức thuế suất của hai nhóm sản phẩm này tại các thị trường lớn đều đã bằng 0%.

Vì vậy, tác động từ việc giảm thuế suất nhập khẩu theo cam kết của TPP cũng không có ý nghĩa nhiều với các sản phẩm gỗ này.  Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý là cần đảm bảo yếu tố nguồn gốc xuất xứ gỗ nguyên liệu trong khối TPP với các sản phẩm đồ gỗ nội thất và ngoại thất xuất khẩu của Việt Nam.

Lãnh đạo Viện IPSARD  khuyến nghị, đối với những sản phẩm có lợi thế xuất khẩu, cần thúc đẩy các hoạt động mở rộng thương mại, xúc tiến đầu tư giữa nhà đầu tư TPP với Việt Nam, giữa nhà đầu tư Việt Nam với các nước TPP để tìm kiếm các cơ hội hợp tác tận dụng các cơ hội của TPP mang lại, hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu và thương hiệu quốc gia của các nông sản Việt Nam.

“Tuy vậy, giải pháp chính vẫn phải là nâng cao năng lực cạnh tranh của các nông sản Việt Nam, từng bước xây dựng các chuỗi giá trị hàng Việt Nam khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm giá thành để cạnh tranh sòng phẳng với các sản phẩm nhập khẩu. Trong một số trường hợp, các gói chính sách hỗ trợ khẩn cấp để đảm bảo ổn định tâm lý người dân cũng cần được tính đến.”- ông Tuấn nói.

Đang thiếu công nghệ tạo giá trị gia tăng

“Vấn đề chính là hiện nay khâu chế biến thủy sản của Việt Nam còn rất yếu. Phần lớn các sản phẩm thủy sản vẫn ở dạng tươi sống, đông lạnh hoặc phơi khô. Thiếu các công nghệ tạo giá trị gia tăng cao như hun khói hay làm các chế phẩm sinh học. Do đó, để tận dụng được các dư địa thuế quan, Việt Nam cần phải đẩy mạnh công đoạn chế biến trong chuỗi giá trị thủy sản”- ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện IPSARD.

Plo, 24/12/2015
Đăng ngày 24/12/2015
Phi Hùng
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 11:23 05/05/2025
• 11:23 05/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 11:23 05/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 11:23 05/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:23 05/05/2025
Some text some message..