Phú Yên: Nghiệp đoàn nghề cá chẳng có phụ cấp để... đổ xăng

Sau gần 4 năm hoạt động, những người trực tiếp làm việc tại các nghiệp đoàn nghề cá (NĐNC) ở Phú Yên vẫn cứ là người vác tù và hàng tổng, đi làm không công.

cứu tàu bị nạn
Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6, Tuy Hòa đang huy động nhân lực cứu tàu bị nạn. Ảnh:  HÙNG PHIÊN

Đi làm không công

Mỗi lần tìm gặp ông Phạm Đạn - Phó Chủ tịch NĐNC phường 6, TP.Tuy Hòa (Phú Yên), cũng thấy ông đang lo việc nghiệp đoàn. Mùa mưa gió, công việc của ông càng dày khi phải túc trực hướng dẫn tàu tránh mắc cạn khi ra vào cửa biển Đà Rằng, khi có tàu bị nạn thì phải chạy đi huy động người kéo vớt.

Rồi lo thăm hỏi, tặng quà ngư dân bị nạn, vận động triển khai hàng loạt chương trình hoạt động,… “Thực sự, công việc của nghiệp đoàn ngày càng nhiều. Các cấp đều đánh giá cao vai trò của nghiệp đoàn nên cứ liên miên “ấn” việc. Đã nhận thì phải làm chu đáo. Thế nhưng làm miết gần 4 năm rồi mà chẳng thấy đồng phụ cấp để… đổ xăng. Tôi đã 65 tuổi, cũng mỏi mệt lắm rồi”- ông Đạn nói.Còn Chủ tịch NĐNC phường 6 Tuy Hòa, ủy viên Ủy ban Kiểm tra NĐNC Việt Nam - ông Phan Thuẫn cho hay: “Tôi 70 tuổi rồi nhưng vẫn phải cố gắng làm vì sự tín nhiệm của bà con. Công việc nghiệp đoàn luôn rất “trăm dâu”, khổ nhất là khi phải đại diện ký vào các hồ sơ thẩm định của các cơ quan chức năng liên quan đến ngư dân.

Mình gần gũi, hiểu ngư dân nhưng nhiều hồ sơ rất phức tạp. Đã đặt bút ký thì bao nhiêu là trách nhiệm, ví như với các hồ sơ liên quan đến tiền bạc. Công chuyện thì phải cố chu toàn, tôi chỉ chạnh lòng là mang danh Chủ tịch Nghiệp đoàn mà mấy năm rồi chẳng có đồng phụ cấp… uống cà phê; nói chi mấy anh em trong Ban chấp hành (BCH). Cứ ăn cơm nhà đi làm hoài kiểu này, vợ con kêu ca quá! ”.

Theo ông Lương Công Hạnh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.Tuy Hòa, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có quyết định, công đoàn cơ sở được sử dụng tối đa 30% số thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn để chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở. “Thế nhưng việc thu tiền đoàn phí từ các ngư dân “lúc có, lúc không”. Việc trả phụ cấp phải có văn bản hẳn hoi từ cấp thẩm quyền, thế mới có “kênh” thực hiện”- ông Hạnh nói.

“Sinh con rồi sinh cha”

Cũng theo ông Hạnh, mô hình các NĐNC địa phương hiện như một công đoàn cơ sở. Tuy nhiên, từ BCH đến các đoàn viên đều là ngư dân nên rất bỡ ngỡ khi sinh hoạt công đoàn.

Thế nhưng dần dà, với sự cố gắng của các NĐNC, nên đã tạo dấu ấn rõ rệt trong cộng đồng làng biển. Rất nhiều chương trình hiệu quả từ các cấp công đoàn đã đến với các đoàn viên, như hỗ trợ phương tiện đánh bắt, tặng áo phao, học bổng cho con em ngư dân, thăm hỏi động viên ngư dân bị nạn,…

Từ tháng 3.2012, Phú Yên là nơi đi đầu cả nước thành lập NĐNC, như một mô hình thí điểm để rút kinh nghiệm, tiếp tục triển khai ở các tỉnh ven biển Việt Nam. Đến năm 2014, NĐNC Việt Nam mới chính thức ra đời.

Ông Đào Hồng Sự - Phó ban Tổ chức LĐLĐ tỉnh Phú Yên cho hay: “Đây ví như là việc “sinh con rồi mới sinh cha”. Từ ý tưởng ban đầu của Tổng LĐLĐ, NĐNC đang dần phát triển tại nhiều tỉnh, thành có biển. Ở Phú Yên, từ NĐNC đầu tiên cả nước (phường 6 Tuy Hòa), đến nay đã tiếp tục phát triển được tất cả 5 nghiệp đoàn cơ sở. Ban đầu, chúng tôi phải “hỏi han” nhiều ngành, rồi mò mẫm triển khai hoạt động cho phù hợp với thực tế làm ăn của ngư dân”.

Trao đổi với PV Dân Việt, Chủ tịch NĐNC Việt Nam - ông Trần Văn Quý thông tin, cả nước hiện có 72 NĐNC cơ sở tại 15 tỉnh, thành (trong số 28 tỉnh, thành có mặt biển), thu hút trên 15.000 đoàn viên. “Dấu ấn hiệu quả hoạt động của NĐNC đã được ghi nhận.

Thế nhưng chế độ phụ cấp hiện chỉ mới giải quyết được đối với các thành viên BCH và Ủy ban Kiểm tra của NĐNC trung ương. Riêng đề án phụ cấp cho các ủy viên BCH NĐNC cơ sở, đang được trình Tổng LĐLĐ xem xét. Mong rằng, anh em cơ sở sớm được có chế độ phụ cấp để thêm toàn tâm toàn ý với công việc…”- ông Quý nói.

"Mỗi LĐLĐ cấp huyện đang được bố trí một chỉ tiêu biên chế chuyên trách theo dõi, quán xuyến hoạt động của NĐNC. Thế nhưng việc triển khai lương, phụ cấp cho các thành viên BCH NĐNC cơ sở… vẫn bế tắc, dù đã nhiều lần đề đạt”. Ông Đào Hồng Sự

Báo Dân Việt, 27/12/2015
Đăng ngày 27/12/2015
Hùng Phiên
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 12:58 16/05/2025
• 12:58 16/05/2025
• 12:58 16/05/2025
• 12:58 16/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 12:58 16/05/2025
Some text some message..