Năm 2023, năm thách thức đối với ngành tôm châu Á

Thông tin từ Trưởng bộ phận phân tích thủy sản của Rabobank, trong năm 2023, giá tôm cũng khó có thể cải thiện nhiều so với mức hiện tại. Sự kết hợp giữa suy thoái toàn cầu cộng với dư cung khiến giá giảm trong nửa sau năm 2022.

Chế biến tôm
Sản lượng tôm châu Á sẽ chỉ tăng trưởng nhẹ trong năm 2023. Ảnh: VASEP

Bối cảnh châu Á 

Các nhà sản xuất tôm châu Á sẽ phải đối mặt với một năm khó khăn, chuyên gia cho biết các quốc gia sản xuất tôm đều mở rộng nguồn cung vào năm 2021. So với năm 2020, sản lượng của Ấn Độ tăng 20%, tuy nhiên do các vấn đề về thời tiết, dịch bệnh, chi phí thức ăn tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ, nên dự kiến tốc độ tăng trưởng chung sẽ âm vào năm 2022. Vấn đề EHP và EMS liên tục xảy ra khiến chi phí sản xuất tăng cao, kéo theo giá thức ăn cao hơn song đó là giá tôm thấp hơn, khiến nhiều trang trại không có lãi nên sản xuất của ngành đang dần thu hẹp. 

Sản lượng tôm ở Việt Nam ổn định. Mặc dù Indonesia đang có tăng trưởng nhẹ, do nước này hiện đang xuất khẩu phần lớn sang Mỹ, nhưng chuyên gia cho rằng con số này cũng sẽ sớm suy thoái.  Nhìn chung, châu Á, thị trường chiếm 2/3 sản lượng tôm thế giới đang thực sự đi xuống. Lần đầu tiên tổng sản lượng tôm châu Á giảm kể từ năm 2013 trong khi tôm là ngành có mức tăng trưởng ổn định và đạt mức trung bình 4,7% trong thập kỷ qua. 

Các kết quả khảo sát các nhà sản xuất của Liên minh Thủy sản Toàn cầu đã được công bố, cho thấy một số kết quả đầy hứa hẹn. Những người tham gia khảo sát có xu hướng bày tỏ triển vọng tích cực cho năm 2023, họ cho rằng Trung Quốc sẽ quay trở lại như một nhà sản xuất và một thị trường tiêu thụ lớn đối với ngành tôm trong năm tới. 

Hầu hết ý kiến chỉ ra đều cho rằng lũ lụt và đóng cửa nhà hàng do COVID-19 bùng phát gây tác động đến sản xuất và tiêu thụ tôm trong năm 2022 sẽ không lặp lại trong năm 2023. Người tham gia khảo sát dự đoán trong năm 2023, Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9% song song đó là sự tăng trưởng của Ecuador.

Chế biến tôm thẻNhà máy chế biến tôm ở Ecuador. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Khả năng nếu tất cả dịch vụ thực phẩm ở Trung Quốc mở cửa trở lại năm 2023, tuy nhiên cần phải gia tăng nhu cầu tiêu thụ tôm nhiều hơn. Dự kiến trong năm tới, Ecuador sẽ xuất khẩu khoảng 700.000 tấn tôm sang Trung Quốc, trong khi Trung Quốc bán khoảng 800.000 - 900.000 tấn nội địa. 

Tuy nhiên, chuyên gia lại dự đoán về một năm 2023 khó khăn cho thị trường châu Á. Ông Nikolik không nghĩ các nền kinh tế châu Á sẽ được tách biệt hoàn toàn với suy thoái ở phương Tây, rất khó dự đoán tiêu thụ dịch vụ thực phẩm của Trung Quốc vì chúng không phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế vi mô mà phụ thuộc vào COVID: Chỉ cần một vài trường hợp mắc COVID ở Thượng Hải và Chính phủ sẽ áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt. 

Thị trường Nam Mỹ vẫn có dấu hiệu gia tăng 

Trái với dự đoán về sự suy giảm của ngành tôm châu Á và sụt giảm tại thị trường Mỹ, doanh số bán tôm của Ecuador vẫn tăng lên (tăng 1,6% trong tháng 8/2022). Họ đã có tôm giá rẻ an toàn sinh học, sở hữu tuyến đường vận chuyển thuận lợi và lợi thế thị trường đáng kể khi xuất khẩu sang Mỹ. Bên cạnh đó, ngành tôm Ecuador cũng đã đầu tư vào các thiết bị chế biến cần thiết để đa dạng sản phẩm. Đó chính là điểm khiến Ecuador trở thành quốc gia có ưu thế hơn so với các nước châu Á. 

Chuyên gia nhận định, tổng sản lượng tôm của Ecuador năm 2023 so với 2022 sẽ cao hơn 30%, có thể sẽ đạt 1,3 triệu tấn, dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng. Chuyên gia cho biết thêm, mức giá ngành tôm sẽ tương đối yếu trong suốt năm 2023, chi phí thức ăn có thể sẽ tốt hơn một chút nhưng vẫn không đủ để cho phép các nhà sản xuất châu Á phát triển. 

Đăng ngày 21/01/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 04:24 04/05/2025
• 04:24 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 04:24 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 04:24 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:24 04/05/2025
Some text some message..