Một số dấu hiệu bệnh thường gặp ở cá, tép cảnh cần chú ý

Nuôi cá cảnh là thú vui của nhiều người với niềm tin chúng sẽ mang lại may mắn cho gia chủ. Khi nuôi cá cảnh, việc chăm sóc sức khỏe cho chúng là rất quan trọng. Việc nhận biết triệu chứng bệnh cũng như cách điều trị đúng cách sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Cá cảnh
Cá cảnh. Ảnh: hasilbumi.net

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các triệu chứng bệnh thường gặp ở cá cảnh và cách điều trị nhằm giúp việc nuôi cá cảnh dễ dàng hơn. Tìm hiểu về cách phòng trị bệnh giúp gia tăng tuổi thọ ở cá đồng thời tiết kiệm được các chi phí khác. 

Dấu hiệu thường gặp ở cá cảnh, tép cảnh 

Đây là một số dấu hiệu thường thấy ở cá cảnh có thể đang mắc bệnh: 

Ăn ít hoặc chán ăn 

Nếu cá bị căng thẳng hoặc bị bệnh chúng thường sẽ không ăn. Người nuôi nên thường xuyên quan sát xem trong bể còn thức ăn thừa không, theo dõi cá có ăn ngay khi thức ăn được cho vào bể hay không.  

Cá có thể ngừng ăn hoàn toàn khi mắc bệnh hoặc có thể ăn nhiều hay ít hơn bình thường và chỉ ăn một loại thức ăn nhất định. 

Vận chuyển cá đi xa, sử dụng hóa chất, thuốc vào bể nuôi hay chất lượng nước kém hoặc những tác động vật lý, tiếng động lớn đột ngột cũng là các nguyên nhân gây căng thẳng cho cá. 

Đối với tép cảnh, chúng ăn ít, sức ăn giảm đi rất nhiều thậm chí ngừng ăn. Tép cảnh hoạt động ít, nằm yên một chỗ, độ nảy yếu. Phần ngực và bàng quang của tép dễ bị bóc ra. Màu sắc cơ thể tép cảnh có màu hơi đỏ hoặc xỉn màu, bề mặt cơ thể dính, xuất hiện điểm trắng bên trong thân. Đó có thể là dấu hiệu bị bệnh đốm trắng cần bổ sung vitamin C vào thức ăn của tép cảnh 

Yếu ớt hoặc lờ đờ

Cá cảnhTheo dõi nếu thấy cơ thể cá yếu ớt bơi chậm chạp có thể do nhiệt độ nước không phù hợp. Ảnh: Tạp chí Thủy Sản

Quan sát nếu thấy cơ thể cá yếu ớt với động tác bơi chậm chạp, từng chút một không có sức sống thường không liên tục đứt đoạn hoặc cá lờ đờ thả mình trôi theo dòng nước. Nguyên nhân phổ biến là nhiệt độ nước không phù hợp. Nếu nước trong tình trạng quá nóng hoặc lạnh, cá sẽ không thích ứng kịp. Các nguyên nhân khác có thể do ăn quá nhiều hoặc chất lượng nước trong bể kém. 

Hành vi bơi thất thường 

Đối với cá, hoạt động bơi được vận động thường xuyên và hàng ngày dưới nước của chúng. Cá bơi lội bất thường được xem là một trong những triệu chứng đầu tiên cho thấy cá đang không ổn. Nguyên nhân có thể do nhiễm bệnh hoặc chất lượng nước kém. 

Cá không di chuyển hoặc chỉ bơi ở một vị trí nhất định, điều này có thể cho thấy cá bị đói hoặc có vấn đề về sức khỏe. Bơi một cách chậm chạp, mệt mỏi cho thấy cá bị đói, bị stress hoặc có vấn đề về sức khỏe. 

Cần xác định rõ các dấu hiệu để xem cá bị bệnh hay đang bị stress để nhanh chóng có hướng điều trị chính xác. 

Thở gấp gáp

Cá khi ở gần mặt nước thở hổn hển hoặc há miệng để hít thở không khí. Cá có thể thở nhanh hơn bình thường, tăng nhịp thở hoặc thở gấp. Cá thở hổn hển có thể do thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy trong nước quá thấp hoặc có sự cạnh tranh giữa các loài cá trong bể, cá sẽ bơm nước qua mang để cung cấp oxy cho cơ thể, làm cho chúng thở nhanh hơn để tăng lượng oxy hít vào cơ thể. 

Tình trạng stress: Cá cũng có thể thở nhanh hơn khi chúng bị stress, chẳng hạn như khi chúng được chuyển từ một môi trường sống sang một môi trường mới.

Cá cảnhNuôi quá nhiều cá trong bể cũng khiến chúng căng thẳng. Ảnh: Bách hóa Xanh

Sự cạnh tranh giữa các loài cá trong bể: Khi các loài cá cạnh tranh tài nguyên như thức ăn hoặc không gian sống, chúng có thể thở nhanh hơn để tăng cường sức mạnh và đối phó với các đối thủ. 

Nếu bạn nhận thấy cá của mình đang thở gấp gáp, hãy kiểm tra các điều kiện sống của chúng và cân nhắc thực hiện các biện pháp để tăng cường chất lượng nước và giảm stress cho cá. 

Thay đổi bất thường trên cơ thể 

Thay đổi màu sắc: Khi cá bị căng thẳng, biểu hiện ở cá đĩa sẽ chuyển sang màu sẫm, trong khi các loại cá tai tượng chuyển sang màu nhạt hơn. Sự mất màu ở cơ thể cá cũng do nhiều nguyên nhân như các vấn đề về da, bệnh trong cơ thể, các yếu tố khác trong bể nuôi như oxy, ánh sáng. Nếu cá thay đổi màu trong thời gian ngắn, đó có thể là dấu hiệu của stress, bệnh tật hoặc chế độ ăn uống không tốt. 

Thay đổi hình dạng: Xuất hiện các dấu hiệu bệnh như đốm, mụn đỏ, xuất huyết,... Hay cá có thể bị sưng, cơ thể trở nên xanh xao hoặc có các khối u trên cơ thể. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tật, vi khuẩn hoặc nấm.

Cá cảnhCá xuất hiện các dấu hiệu bệnh như đốm đen, mụn đỏ,... có thể là đang nhiễm nấm, vi khuẩn. Ảnh: Tép Bạc

Phòng bệnh hơn chữa bệnh ở cá cảnh, tép cảnh

Việc phòng bệnh cũng rất quan trọng trong nuôi trồng cá cảnh, tép cảnh và có thể nói là quan trọng hơn việc chữa bệnh sau khi cá đã bị mắc bệnh. Nuôi cá, tép trong môi trường sạch, đảm bảo chất lượng nước, thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế stress, tăng cường sức đề kháng cho cá, và thường xuyên giám sát tình trạng sức khỏe của cá là các biện pháp phòng bệnh cơ bản. 

Trong đó, bổ sung khoáng với MCP Diges giúp nâng cao khả năng hệ miễn dịch chống lại bệnh nếu sử dụng thường xuyên, cải thiện được thể trạng giúp cá hấp thu tốt thức ăn, linh hoạt hơn, bơi bình thường cũng như hô hấp và đều màu hơn. 

MCP DigesMCP Diges khoáng chất và Vitamin hỗ trợ, phục hồi sức khỏe tôm cá. Ảnh: An Bình

Hơn nữa, MCP Diges phục hồi sức khỏe ở cá sau khi bệnh, tăng sức đề kháng nếu thường xuyên sử dụng, kháng được bệnh giúp cá không bị căng thẳng. Ngoài ra, khoáng nắm vai trò quan trọng hỗ trợ trong các chức năng khác nhau, sự tăng trưởng và phát triển ở cá.  

Để vật nuôi phát triển bình thường và tăng trưởng đều đặn bạn nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để hỗ trợ trong quá trình nuôi dưỡng. Trên đây là một số thông tin chia sẻ đến bạn các dấu bệnh phát hiện bệnh cũng như phòng bệnh cho cá cảnh, tép cảnh. 

Truy cập vào Link Tepbac eShop hoặc có thể tải app Farmext, bấm vào mục cửa hàng eShop và bắt tay mua hàng ngay thôi nào!

Đăng ngày 21/02/2023
Trà Mi @tra-mi
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021
• 10:28 17/04/2025
• 10:03 17/04/2025
• 09:39 17/04/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025
• 16:58 06/05/2025
• 16:58 06/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 16:58 06/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 16:58 06/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:58 06/05/2025
Some text some message..