Minh Phú đau đầu vì tỉ giá

Doanh thu xuất khẩu một số thị trường chính của Minh Phú trong quý II/2015 đã giảm so với cùng kỳ.

tôm sú

Trái ngược với vụ mùa bội thu năm trước, “vua tôm” Minh Phú (MPC) đang phải đối mặt với bài toán khó giải trong năm nay. Theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2015, MPC đã thua lỗ trong quý II, với mức lỗ từ hoạt động kinh doanh là gần 23 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 506 tỉ đồng.

Thực ra, kết quả kinh doanh đã bắt đầu đi xuống từ quý đầu năm, nhưng đến quý II tình hình càng trầm trọng hơn. Quy mô doanh thu của MPC trong 6 tháng đầu năm nay đã giảm gần 25% so với cùng kỳ. Trong đó, tất cả các thị trường xuất khẩu chủ lực của MPC đều giảm mạnh, bao gồm châu Âu, Hàn Quốc, Nhật, Bắc Mỹ (chiếm hơn 88% tổng doanh thu trong cùng kỳ năm ngoái).

Không chỉ MPC mà đây là tình cảnh chung của ngành tôm. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), con tôm Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn. Tính đến giữa tháng 7.2015, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 1,4 tỉ USD, giảm đến 28,1%. Trong đó các thị trường chủ lực đều giảm, như Mỹ giảm 50,8% so với cùng kỳ và là mức giảm mạnh nhất trong số 3 thị trường xuất khẩu tôm chính của Việt Nam.


Lượng hàng Minh Phú xuất khẩu sang các thị trường chính đã giảm mạnh

Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đang gặp khó vì giá tôm đã giảm mạnh trên thị trường thế giới. Chẳng hạn như ở Mỹ, theo số liệu của Cơ quan Thủy Hải sản quốc gia, sản lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ trong 6 tháng đầu năm tăng 8%, nhưng giá trị nhập khẩu lại giảm đến 14,7%. Điều này đồng nghĩa với việc giá bán trung bình giảm 21%, từ 12,28 USD/kg năm ngoái còn 9,68 USD/kg trong năm nay.

Một lý do khiến giá giảm là nguồn cung tôm tăng lên. Thị trường Mỹ liên tục đón nhận tôm từ các nước khác, đặc biệt là từ các quốc gia mà dịch bệnh Hội chứng tử vong sớm (EMS) của tôm đã lắng xuống. Sản lượng nhập từ Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia vào Mỹ lần lượt tăng 18%, 36,8% và 23% so với cùng kỳ.

MPC được lợi trong đợt tôm các nước bị dịch bệnh EMS hồi năm ngoái, nhưng năm nay thì không. Đã vậy, MPC còn phải đối mặt với vấn đề tỉ giá. Giá xuất khẩu từ Việt Nam hiện đang trong nỗi niềm tiền đồng giảm giá ít hơn nhiều so với các đồng tiền khác.

Giữa lúc đồng USD có xu hướng tăng mạnh, tiền đồng mới chỉ điều chỉnh giảm 2% tính đến tháng 5, trong khi đồng tiền các quốc gia khác lại liên tục giảm. Tiền đồng gần đây dù đã giảm thêm nhưng tổng cộng chỉ giảm 5%, trong khi đồng tiền của các quốc gia xuất khẩu tôm như Thái Lan và Indonesia giảm mạnh hơn rất nhiều, lần lượt 12,73% và 13,71%, theo số liệu tỉ giá giao ngay được tổng hợp từ Bloomberg tính hồi đầu năm đến ngày 8.9.2015.

Tiền đồng “cao giá” so với đồng tiền các nước bạn đồng nghĩa với việc con tôm Việt trở nên đắt đỏ hơn. Ví dụ, giá tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ đã bị giảm 1,5-2 USD/kg so với cùng kỳ năm ngoái, song vẫn cao hơn tôm Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan. Trong khi đó, các khách hàng thế giới có nhiều lựa chọn hơn do nguồn cung các nước xuất khẩu tôm lớn như Thái Lan tăng trở lại sau một năm dịch bệnh, cũng như nguồn hàng tồn kho trong năm ngoái còn dồi dào.

Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc MPC, giá tôm trên thị trường thế giới đã giảm 30% trong nửa đầu năm 2015. “Đó là điều Minh Phú trước đây chưa từng tiên liệu”, ông chia sẻ với báo giới.

MPC gặp khó vì những nguyên nhân khách quan trên thị trường. Tuy nhiên, lợi nhuận giảm cũng có một phần xuất phát từ đối sách của ông Quang. Từng tự hào là doanh nghiệp có khả năng điều tiết giá trong ngành tôm Việt Nam, MPC có thể giảm thiểu được mức thua lỗ nhờ việc hạ giá bán, nhưng Công ty không làm vì muốn giữ vị thế xuất khẩu sau này. Trong khi đó, MPC vẫn phải duy trì vùng nguyên liệu bằng cách giữ giá mua ở mức cao, theo ông Quang.

Theo VASEP, thị trường tôm 6 tháng cuối năm 2015 sẽ hồi phục nhẹ trở lại. Còn ông Quang cho biết đang có những tín hiệu mới lạc quan. Tháng 8 năm nay, sản lượng xuất khẩu tôm của MPC đã bắt đầu tương đương với cùng kỳ năm ngoái.

Dù vậy, điều quan trọng nhất vẫn là giá bán chưa biết khi nào mới hồi phục, trong khi tỉ giá vẫn còn gây áp lực nặng nề lên tình hình kinh doanh của MPC, nhất là đồng USD. Từ mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.415 tỉ đồng từng được đặt ra, nay MPC chỉ mong có lãi mà thôi.

 

Nhịp Cầu Đầu Tư, 17/09/2015
Đăng ngày 18/09/2015
Thiên Phong
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021
• 10:28 17/04/2025
• 10:03 17/04/2025
• 09:39 17/04/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025
• 17:15 07/05/2025
• 17:15 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 17:15 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 17:15 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:15 07/05/2025
Some text some message..