Luồng lạch bồi lấp, tàu cá nằm bờ

Do ảnh hưởng cơn bão số 10 và 11 cộng với triều cường liên tục tấn công khiến cửa sông Kinh thuộc xã Tịnh Khê, H.Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) bị bồi lấp nghiêm trọng, cả trăm tàu cá bị mắc kẹt bên trong không thể ra khơi.

tàu cá nằm bờ
Do việc nạo vét, thông luồng vũng neo đậu tàu thuyền cửa sông Kinh tạm dừng nên nhiều tàu cá của ngư dân Tịnh Khê nằm chết trên sông Kinh - Ảnh: Hiển Cừ

Theo ông Trương Thanh Thảo, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, trước đây cửa sông Kinh và vũng neo đậu tàu thuyền rất sâu, tàu cá của ngư dân ra vào, neo đậu thuận tiện. Tuy nhiên, do cửa Đại (phía nam thuộc xã Nghĩa An, H.Tư Nghĩa, phía bắc thuộc xã Tịnh Khê - PV) vừa hẹp vừa nông nên tàu cá từ sông Kinh ra biển (phải qua cửa Đại) rất khó khăn. Chính vì thế, sau khi UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép triển khai dự án nạo vét, thông luồng kết hợp tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu tại cửa Đại, giao Công ty CP Trường Phát Lộc thực hiện phần nạo vét thuộc khu vực địa bàn xã Tịnh Khê, chính quyền địa phương đã họp dân công khai mục tiêu, lợi ích của dự án. Trong quá trình Công ty CP Trường Phát Lộc triển khai dự án luôn được nhân dân, chính quyền địa phương đồng tình, ủng hộ và có sự đồng thuận cao.

Cũng theo ông Thảo, trong quá trình nạo vét, thông luồng cửa Đại thì xảy ra một thực tế ngoài ý muốn. Do tác động của bão gió, sóng lớn đưa cát từ biển vào làm cửa sông Kinh và vũng neo đậu tàu thuyền bị bồi lấp ngày càng nghiêm trọng, làm hàng loạt tàu cá của ngư dân địa phương sau khi chạy vào trú bão đành nằm chết trên sông; thậm chí không có chỗ neo đậu nên ngư dân phải đưa tàu vào sâu bên trong sông Kinh. Theo ngư dân Nguyễn Danh (ở xã Tịnh Khê), ngay cả khi nước triều lên cao nhất trong ngày thì mực nước cửa sông Kinh và vũng neo đậu tàu thuyền chỉ chừng 0,8 m, tàu cá dưới 90 CV không thể ra biển được. Trong khi đó, ngư dân Trần Văn Tư, chủ tàu cá QNg 11146 TS công suất 60 CV, nhẩm tính: “Trung bình mỗi chuyến ra khơi khoảng 1 tuần, mỗi tàu cá thu nhập vài chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn trên tàu cũng có trong tay 2-3 triệu đồng. Suốt cả tháng nay, chừng 100 tàu cá nằm trên sông Kinh, không ra biển được, gây thiệt hại về kinh tế rất lớn. Nhiều ngư dân buộc lòng phải đi làm thuê, ai kêu gì làm nấy để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Nghề biển mà không ra biển đánh bắt hải sản thì lấy gì ăn”.

Cần nhanh chóng thông luồng

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc nạo vét, thông luồng vũng neo đậu tàu thuyền cửa sông Kinh, ngày 26.10 UBND H.Sơn Tịnh tổ chức họp dân thôn Cổ Lũy để thông tin phương pháp thực hiện, phạm vi nạo nét thông luồng. Tại cuộc họp này, hầu hết nhân dân đều đồng tình, ủng hộ với phương án thiết kế tạm thời nạo vét, thông luồng vũng neo đậu tàu thuyền cửa sông Kinh, đồng thời kiến nghị Công ty CP Trường Phát Lộc nhanh chóng triển khai thực hiện để tàu thuyền ra vào thuận lợi, hạn chế tổn thất kinh tế cho ngư dân. Riêng đối với khối lượng cát nạo vét không được đổ 2 bên luồng nhằm tránh gây bồi lấp và ô nhiễm môi trường.

Ngay sau khi có sự thống nhất của người dân, Công ty CP Trường Phát Lộc chuẩn bị đưa phương tiện vào nạo vét, thông luồng vũng neo đậu tàu thuyền cửa sông Kinh thì xảy ra sự việc hết sức đáng tiếc. Người dân xã Nghĩa An hiểu nhầm rằng Công ty CP Trường Phát Lộc đưa tàu vào tiếp tục nạo vét, tận thu cát khu vực cửa Đại mà trước đó UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra lệnh tạm dừng nên ngày 27.10 đã kéo ra QL1A tụ tập, phản đối, gây tắc nghẽn giao thông (Thanh Niên ra ngày 28 và 29.10 đã phản ánh). Từ vụ việc này dẫn đến công tác nạo vét, thông luồng vũng neo đậu tàu thuyền cửa sông Kinh của Công ty CP Trường Phát Lộc cũng phải dừng lại. Do vậy, trong những ngày qua, ngư dân xã Tịnh Khê đứng ngồi không yên vì chưa biết bao giờ mới đưa tàu cá ra khơi mưu sinh. “Người dân Tịnh Khê rất thông cảm với những bức xúc của người dân Nghĩa An. Tuy nhiên những bức xúc đó của họ lại ảnh hưởng đến chuyện làm ăn của dân xã chúng tôi. Đây là vấn đề mà người dân Nghĩa An cần phải suy nghĩ lại cho thấu tình đạt lý. Nếu việc nạo vét, thông luồng vũng neo đậu tàu thuyền cửa sông Kinh chậm triển khai, ngư dân Tịnh Khê chỉ biết bó gối ngồi nhà, lấy đâu ra tiền nuôi sống gia đình”, ngư dân Ngô Minh Chính ở Tịnh Khê lo lắng.

Theo ông Võ Đình Chính, Bí thư Chi bộ thôn Cổ Lũy, các cơ quan chức năng cần khẩn trương giải thích rõ cho người dân Nghĩa An hiểu ngọn ngành sự việc, đừng vì bức xúc của mình mà ảnh hưởng đến đời sống của người khác. Cũng theo ông Chính, nguyện vọng khẩn thiết của dân Tịnh Khê là chính quyền tỉnh Quảng Ngãi sớm cho phép Công ty CP Trường Phát Lộc triển khai nạo vét, thông luồng vũng neo đậu tàu thuyền cửa sông Kinh. “Toàn bộ số cát nạo vét được cho vào bao để kè chống sạt lở, nếu còn thừa thì doanh nghiệp được phép xuất khẩu lấy tiền hỗ trợ địa phương xây kè”, ông Chính đề nghị. Còn ông Trương Thanh Thảo, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã đã tập hợp ý kiến của dân và đề nghị cấp trên tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục nạo vét luồng lạch nằm trên địa bàn xã để tàu thuyền ra vào, neo đậu, giải tỏa nỗi lo lắng của ngư dân.

Làm kè giữ đất

Trong những ngày qua, UBND xã Tịnh Khê phối hợp Công ty CP Trường Phát Lộc huy động hàng trăm người dân dùng tre đóng cọc và bao cát chắn làm bờ kè với chiều dài khoảng 600 m cùng kè rọ đá dài 300 m để giữ đất, phòng chống sạt lở tại khu vực gành đất ở xóm Khê Tân, thôn Cổ Lũy. Tổng kinh phí đầu tư xây kè hơn 4 tỉ đồng, do Công ty CP Trường Phát Lộc hỗ trợ.

Báo Thanh Niên, 31/10/2013
Đăng ngày 01/11/2013
Hiển Cừ
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 08:59 12/05/2025
• 08:59 12/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 08:59 12/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 08:59 12/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:59 12/05/2025
Some text some message..