Lễ Khởi động Dự án: “Xây dựng chuỗi cung ứng cá Tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”

Ngành sản xuất & xuất khẩu cá Tra của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, hiện chiếm 30 - 34% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh chóng này đã làm dấy lên mối quan ngại về các tác động tiêu cực của ngành đến môi trường và các vấn đề xã hội, đòi hỏi, các nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu, quản lý ngành và hoạch định chính sách cũng phải quan tâm cho hướng phát triển bền vững của ngành cá Tra.

logo cá tra
Ảnh minh họa

Với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam là nước sản xuất và XK cá Tra bền vững, thân thiện với môi trường, mang lại lợi ích kinh tế xã hội, Dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá Tra bền vững tại Việt Nam (Establishing a Sustainable Pangasius Supply Chain in Vietnam - SUPA)” được xây dựng và triển khai bởi Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), Quỹ quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam và Áo (WWF VN và WWF AT), sự hợp tác từ nhiều Tổ chức, Trường Đại học, Viện nghiên cứu, DN và sự hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu (EU) thông qua Chương trình thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững ở Châu Á (SWITCH-ASIA programme).

Thời gian triển khai dự án dự kiến trong 04 năm (2013 – 2017) với trên 2500 lượt người tham gia và trên 600 Doanh nghiệp được hưởng lợi trực tiếp từ chương trình.

Để giới thiệu về mục tiêu, các hoạt động và lợi ích của Dự án tới các DN, đối tác có liên quan, chúng tôi xin trân trọng kính mời Quý vị tới tham dự buổi Lễ Khởi động Dự án, chi tiết như sau:

1. Thời gian và địa điểm:

- Từ 8h – 12h, thứ Sáu, ngày 2/8/2013

- Khách sạn Palace, số 56 – 66 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

2. Nội dung chương trình:

- Thực trạng của ngành công nghiệp sản xuất cá tra tại Việt Nam

- Tính cấp bách việc thiết lập chuỗi giá trị Cá tra bền vững

- Mục tiêu và các hoạt động cụ thể của dự án SUPA

- Các đối tượng tham gia, đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ Dự án

- Chia sẻ các kinh nghiệm triển khai thực tế phát triển bền vững

3. Thanh phần tham dự:

- Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cá Tra: Sản xuất con giống – Thức ăn – Thuốc thú ý – Nuôi trồng – Chế biến – Xuất khẩu cá tra.

-  Bộ NN & PTNT, Sở Nông nghiệp và các Chi cục Thủy sản, Trung tâm quản lý chất lượng vùng, miền.

- Các tổ chức Phi Chính phủ, Hiệp hội, Ngân hàng, Trường Đại học, Viện nghiên cứu, Các Đơn vị Tư vấn, Chứng nhận, Kiểm nghiệm, Các chuyên gia thủy sản. 

4. Phí tham dự: Chương trình miễn phí tham dự

5. Ngôn ngữ thực hiện: tiếng Việt, tiếng Anh có phiên dịch sang tiếng Việt 

TÓM TẮT DỰ ÁN

Tên dự án: Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam
Địa điểm áp dụng dự án: Vùng đồng bằng sông Mekong, Việt Nam
Thời gian thực hiện dự án:     48 tháng
Khoản đóng góp của (EU):     1.897.949  EURO tương đương 80% tổng ngân sách dự án
Đơn vị thực hiện – cộng tác:

Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam (VNCPC),

Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP),

Quỹ quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam và Áo (WWF VN và WWF AT),

Các Tổ chức,

Trường Đại học, Viện nghiên cứu, DN…

Mục tiêu chung dự án :     

Đến năm 2020, Việt Nam là nước sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra, cá   basa   bền   vững, thân   thiện với  môi trường, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.

Đối tượng hưởng lợi:

- 200 công ty/nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi với quy mô khác nhau

- 1000 Các trại sản xuất giống

- 750 cơ sở/đơn vị  sản   xuất   nhỏ  và  độc   lập

- 150 Các cơ sở nuôi cá vừa và lớn

- 100 các doanh nghiệp lớn chế biến cá tra, basa tại Việt Nam

Đối tượng hưởng lợi cuối cùng:

Gồm có:

1. Các hộ gia đình và công nhân của các doanh nghiệp sản xuất cá tra, cá basa;

2. Công nhân của các doanh nghiệp chế biến cá tra, cá basa;

3. Cộng đồng nhà máy và trang trại xung quanh;

4. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở châu á;

5. EU và các nhà bán lẻ quốc tế khác;

6. EU và các nhà tiêu dùng quốc tế cuối cùng khác.

Các hoạt động chính:

- Các hoạt động liên quan đến những người mua ở các nước liên minh Châu âu

- Thiết lập một mô hình trang trại kiểu mẫu và trung tâm đào tạo

- Hỗ trợ phát triển khung lập pháp

- Hỗ trợ cấp chứng chỉ ASC cho các doanh nghiệp

- Đào tạo và thực hiện Sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch hơn (RE-CP), Thiết kế sản phẩm bền vững (D4S) và đổi mới sản phẩm bền  vững (SPI) tại doanh nghiệp.

Kết quả cuối dự án:

 

1. Có ít nhất 20 sản phẩm mới, sản phẩm phụ và các công nghệ phát triển dựa trên D4S và SPI

2. Tập hợp nhóm các nhà sản xuất nhỏ liên minh, liên kết nhằm tăng khả năng đàm phán của họ;

3. Khung lập pháp được nâng cao nhằm thúc đẩy thực hành bền vững trong sản xuất và chế biến cá tra, cá basa.

4. Vận hành diễn đàn điện tử để trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các nhóm mua và bán, hỗ trợ minh bạch và có truy xuất nguồn gốc.

5. Các giải pháp SXSH từ mức độ dễ áp dụng cho đến các giải pháp hỗ trợ đầu tư công nghệ tiên tiến (kết hợp với các dự án tài hỗ trợ tài chính), các giải pháp đóng gói mang tính bền vững;

6. Phát triển các sản phẩm phụ tạo giá trị gia tăng cao (một vài trong số đó có thể hiệp lực với các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi);

7. Tiếp cận thị trường thông qua cải tiến thương hiệu và cung cấp các kiến thức về yêu cầu của người tiêu dùng thực sự;

8. Truy suất nguồn gốc / chuỗi hành trình sản phẩm kết hợp tìm nguồn cung ứng cho cá đạt tiêu chuẩn ASC và tiêu chuẩn Global GAP.

Để công tác chuẩn bị được chu đáo, Quý DN/Đơn vị vui lòng xác nhận sự tham gia trước ngày 27/7/2013.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

- Chị Ngọc Dung, Tel: 043.8354496 (máy lẻ 223); Mobile: 0988.428.828; email: [email protected]

- Chị Nguyễn Thanh, Tel: 043.8354496 (máy lẻ 205), Mobile:0974573956; email: [email protected]

Thư mời và đăng ký tham dự

Chúng tôi rất hân hạnh được đón tiếp Quý vị tại buổi Lễ!

vasep.com.vn
Đăng ngày 09/07/2013
Chúng tôi rất hân hạnh được đón tiếp Quý vị tại buổi Lễ !
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021
• 10:28 17/04/2025
• 10:03 17/04/2025
• 09:39 17/04/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025
• 22:53 15/05/2025
• 22:53 15/05/2025
• 22:53 15/05/2025
• 22:53 15/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 22:53 15/05/2025
Some text some message..