Lận đận cây sen

Trước đây, diện tích cây sen ở 2 huyện Nhơn Trạch, Long Thành lên đến gần 300 hécta. Song hiện nay diện tích trồng sen còn lại rất ít và nhiều vùng trồng sen có nguy cơ bị xóa sổ.

Ông Phạm Văn Dương, ấp Đất Mới, xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) thu hoạch sen
Ông Phạm Văn Dương, ấp Đất Mới, xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) thu hoạch sen

Khoảng 3 năm trước, về xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch), xã An Phước (huyện Long Thành) vào đầu mùa mưa, mọi người dễ dàng bắt gặp những ruộng sen trổ bông, tỏa hương thơm ngát. Không ít người dân Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh tìm về đây chỉ để ngắm những ruộng sen bạt ngàn đang trổ bông và thưởng thức món quê dân dã.

* Thời hoàng kim

Cây sen có mặt ở vùng đất Long Thành, Nhơn Trạch từ năm 1997. Thời điểm đó, có một doanh nghiệp đứng ra bao tiêu đầu ra cho hạt sen với giá cao, nhiều nông dân chuyển đổi cây lúa sang trồng sen. Sang năm 2002, công ty này ngưng mua hạt sen, nông dân vẫn trồng sen lấy ngó sen bán cho các mối lớn trong và ngoài tỉnh. Khi ấy giá ngó sen bán tại ruộng khoảng 16-18 ngàn đồng/kg nên thu nhập từ trồng sen cao gấp 2-3 lần trồng lúa. Ngoài thu ngó sen, người dân còn tận dụng thu thêm được hạt, hoa để bán và nuôi cá ngay dưới ruộng sen. Những ruộng sen lớn chủ yếu nằm ở 2 xã Phú Hội và An Phước.

“Trước đây, vùng Phú Hội nổi tiếng nghề trồng sen. Diện tích trồng sen của cả huyện khi ấy hơn 200 hécta, nay chỉ còn gần 60 hécta và hầu hết không hiệu quả. Những diện tích còn để lại trồng sen đều là vùng trũng không thể trồng lúa. Nếu tìm được mô hình khác hiệu quả hơn chắc cây sen sẽ bị xóa sổ” - ông Lâm Ngọc Trao, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nhơn Trạch, tiếc nuối.

Ông Phạm Văn Dương, ấp Đất Mới, xã Phú Hội, kể: “Những năm trước, hơn 2 hécta ruộng của gia đình được tôi trồng sen và thả cá.  Sen khi đó có giá, gia đình tôi kiếm được gần 100 triệu đồng/hécta/năm”. Theo ông Nguyễn Khánh Ly, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Hội, thời điểm sen có giá, nơi nào trồng lúa chuyển đổi được, nông dân đều chuyển sang trồng sen vì thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa. Đồng thời, trồng sen vào mùa mưa không lo ngập lụt. Nhưng hiện tại, đầu ra của cây sen khó khăn, đi kèm với sâu bệnh khiến nông dân phải bỏ dần cây sen.

* Bỏ sen, theo lúa

Một số nông dân từng trồng sen ở các xã Phú Hội, An Phước cho biết, giá hạt sen, ngó sen hiện chỉ còn 7-8 ngàn đồng/kg, giảm hơn một nửa so với trước. Bên cạnh đó, 2-3 năm nay, sen bị bệnh thối lá, thối gốc làm năng suất giảm mạnh, lợi nhuận từ trồng sen chỉ còn 20-25 triệu đồng/hécta/năm. Ngoài ra, trồng sen đòi hỏi nhiều nhân công thu hái hàng ngày, trong khi thanh niên trong xã đa số đi làm công nhân, rất khó kiếm nhân công hái. Vì vậy, nông dân đành chuyển lại trồng lúa.

“Cách đây 3 năm, nhiều người dân trong xã chuyển từ đất lúa 1-2 vụ sang trồng sen lấy ngó và nuôi cá, thu nhập trên 100 triệu đồng/hécta/năm, cao gấp 3-4 lần trồng lúa. Không hiểu sao, 2-3 năm lại đây đầu ra của cây sen hạn chế, nhiều hộ không bán được hàng đành quay lại trồng lúa” - ông Võ Văn Lợi, Chủ tịch Hội nông dân xã An Phước, chia sẻ. Ông Lợi cũng cho biết thêm, quay lại trồng lúa đời sống của nông dân cũng chẳng khấm khá hơn, vì mấy năm nay giá lúa thấp. Nhưng người dân vẫn quay lại cây lúa do lúa không bán được còn có thể trữ lại, còn hạt sen, ngó sen đến thời điểm thu hoạch giá rẻ mấy cũng phải bán.

Ông Nguyễn Văn Trung, ở ấp Đất Mới, xã Phú Hội nói: “Gần 2 hécta sen của gia đình tôi vụ này đành phá bỏ để trồng lúa, nuôi vịt. Trồng lúa, nuôi vịt tuy chỉ lời được gần 10 triệu đồng/hécta/vụ nhưng vẫn còn cao hơn trồng sen”. Tìm hiểu qua một số thương lái chuyên mua ngó sen mới biết, nhu cầu tiêu thụ ngó sen, hạt sen ở TP. Hồ Chí Minh gần đây giảm mạnh, trong khi nguồn hàng từ các tỉnh miền Tây đưa về khá nhiều nên giá giảm một nửa.

Báo Đồng Nai
Đăng ngày 10/06/2013
hương giang
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 04:19 16/05/2025
• 04:19 16/05/2025
• 04:19 16/05/2025
• 04:19 16/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 04:19 16/05/2025
Some text some message..