Kiểm soát vi khuẩn có hại và nâng cao an toàn sinh học trong trại sản xuất giống thủy sản

Thách thức về dịch bệnh do các tác nhân vi sinh vật luôn đe dọa đến chất lượng của ấu trùng thủy sản nói chung, tôm giống nói riêng và làm giảm hiệu quả sản xuất của trại. An toàn sinh học được các trại sản xuất giống thủy sản thực hiện và ưu tiên hàng đầu, nhằm hạn chế việc lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài vào trại sản xuất, và lây nhiễm giữa các bộ phận trong trại.

thuốc thủy sản
Elanco Việt Nam xây dựng nên quy trình sản xuất giống thủy sản vi sinh, “Elanco Probiotic Hatchery”.

Vậy An toàn sinh học trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) là gì?

An toàn sinh học (ATSH) có thể được định nghĩa là: Các biện pháp và phương pháp được áp dụng để đảm bảo môi trường nuôi không bị bệnh cho tất cả các giai đoạn của hoạt động NTTS (tức là các trại sản xuất giống, vườn ương, trang trại chăn nuôi) để tăng khả năng sinh lời. Các quy trình ATSH được đưa ra để duy trì độ an toàn của cơ sở sản xuất đối với một số sinh vật gây bệnh.

ATSH bao gồm việc tuân thủ các quy tắc quản lý chặt chẽ để ngăn chặn các mầm bệnh đặc trưng xâm nhập vào hệ thống hoặc giảm số lượng mầm bệnh, để ngăn ngừa động vật không bị nhiễm bệnh, tránh khỏi sự tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh hoặc ký sinh trùng. Kiểm dịch, vệ sinh và khử trùng là tất cả các yếu tố quan trọng của ATSH.

Trong trại sản xuất tôm giống, các trại xây dựng các quy trình ATSH tại từng khâu sản xuất. Cụ thể:

Quản lý tôm bố mẹ

- Tôm bố mẹ được cách ly và kiểm tra không mang mầm bệnh trước khi đưa vào sản xuất. 

- Các loại thức ăn tươi sống sử dụng cho tôm bố mẹ như dời, mực, hầu, artemia, … được kiểm tra vi sinh vật và chất lượng.

- Các yếu tố môi trường nuôi tôm bố mẹ duy trì ở ngưỡng tối ưu, như nhiệt độ duy trì ở mức 28oC, tối đa 34oC; khí ở giữa hồ cần mạnh. Thay nước phải thực hiện hàng ngày để tạo môi trường thuận lợi cho tôm bố mẹ sinh sản; Ánh sáng nhẹ và theo chu kỳ chiếu sáng; Cần lưu ý về tiếng động trong môi trường nuôi giữ tôm bố mẹ.

- Tùy thuộc vào kích thước, tôm mẹ có thể sinh sản sau 3 – 4 ngày, với 200,000 – 250,000 trứng/ tôm mẹ.

- Một đàn tôm bố mẹ được sử dụng tối đa 120 ngày. Khu vực sản xuất phải được vệ sinh và khử trùng trước khi nhập đàn bố mẹ mới.

- Trứng được thu hoạch và rửa sạch trước khi đem đi ấp. 

- Chỉ thu Nauplii chất lượng. Nauplii khỏe mạnh có tính hướng quang tốt, hoạt động nhanh nhẹn.

tôm bố mẹ

Quản lý chất lượng nước ương ấu trùng

Chu kỳ 1 mẽ ương ấu trùng từ Nauplii lên PL12 khoảng 20 ngày.


Khi xác định ngày lắp Naup, nước nuôi phải được chuẩn bị trước khi thả, khí chỉnh ở mức độ phù hợp, không quá mạnh hoặc quá yếu. Nhiệt độ duy trì ở 29 – 32oC, nhiệt độ >33oC sẽ ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa thức ăn của ấu trùng, và tảo tươi có trong hồ ương.

Các yếu tố môi trường được kiểm soát ở ngưỡng tối ưu sẽ giúp ấu trùng phát triển tốt, chuyển giai đoạn đồng đều, hạn chế ấu trùng bị dị hình.

Kiểm tra vi khuẩn định kỳ hàng ngày hoặc ít nhất 2 lần/ tuần. Trong trường hợp phát hiện có nhiễm vi khuẩn có hại thì cần phải có hành động xử lý kịp thời, tránh lây nhiễm sang các bộ phận khác. 

Tôm giống PL8 - 12 phải được kiểm tra chất lượng và kiểm dịch trước khi xuất đến khách hàng.

Quản lý thức ăn tươi sống

Thức ăn tươi sống là một trong những nguồn mang mầm bệnh trực tiếp vào hệ thống sản xuất.

- Tảo tươi được sử dụng cho giai đoạn Zoea. Khi hệ thống tảo tươi không được đầu tư, quản lý khâu vệ sinh không tốt sẽ dễ dàng nhiễm protozoa, vibrio và nấm. Do đó, trước khi bổ sung tảo tươi vào hồ ấu trùng, đặc biệt sử dụng đón Zoea, cần phải được kiểm tra chất lượng.

- Artemia bắt đầu sử dụng từ giai đoạn Zoea 3. Artemia rất dễ nhiễm vibrio nếu không được rửa sạch. Một số trại sử dụng các hoạt chất iodine để rửa Artemia khi thu hoạch.

- Thức ăn tôm bố mẹ như dời, mực, hàu … có thể sử dụng từ các nguồn không có các tác nhân mang bệnh nguy hiểm (Specific Pathogen Free), hoặc rửa với dòng nước chảy lúc chuẩn bị thức ăn hoặc cấp đông trước khi sử dụng.

Bộ phận kiểm soát chất lượng - QC

Dịch bệnh luôn là nguyên nhân chính làm ấu trùng yếu, chết nhiều trong hồ ương. Khi không có phương pháp xử lý đúng và kịp thời, hồ ương đó có thể bị xã bỏ toàn bộ. Hầu hết vi sinh vật có hại như vi khuẩn Vibrio, nấm, ký sinh trùng bên trong cơ thể ấu trùng hoặc bên ngoài môi trường.. đều có thể là tác nhân.

Chính vì vậy, các trại giống nên có bộ phận kiểm soát chất lượng, và đầu tư thêm các thiết bị để tầm soát được mầm bệnh, tác nhân có hại.

Kiểm tra vi sinh vật được thực hiện hàng ngày ở toàn bộ các khâu sản xuất, mỗi giai đoạn phát triển của động vật nuôi. Khi phát hiện “nhiễm” ở giai đoạn nào thì cần áp dụng phương pháp xử lý phù hợp nhanh nhất có thể, từ đó sẽ hạn chế được sự lây lan, nâng cao tỉ lệ sống cho ấu trùng.

đĩa petri

Nhìn chung, để có con tôm giống chất lượng các trại giống nên thực hiện các quy trình đảm bảo ATSH trong trại giống, một số quy trình nên có:

1. Quy định cho khách hàng vào thăm trại

2. Quy trình kiểm soát chất lượng nươc

3. Quy trình vệ sinh và sát trùng

4. Quy trình quản lý chất thải và xử lý động vật hoang dã

5. Quy trình kỹ thuật tại các bộ phận sản xuất

6. Quy trình xử lý khi dịch bệnh bùng phát

7. Quy trình cách ly tôm bố mẹ

Công ty TNHH Elanco Việt Nam luôn nghiên cứu và đổi mới để đưa ra các giải pháp phù hợp cho ngành nuôi trông thủy sản. Chính vì vậy, chúng tôi đã xây dựng nên quy trình sản xuất giống thủy sản vi sinh, “Elanco Probiotic Hatchery”.

Elanco Probiotic Hatchery là quy trình sản xuất giống thủy sản không kháng sinh, chỉ sử dụng các dòng vi sinh có lợi, các chất dinh dưỡng bổ sung phù hợp để nâng cao chất lượng ấu trùng, giúp quản lý nước hồ nuôi đơn giản, an toàn cho người sử dụng và động vật nuôi.

Để biết thêm thông tin về quy trình Elanco Probiotic Hatchery, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi, theo hotline 1800 556 808.

Đăng ngày 19/09/2022
Elanco Animal Health Vietnam
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021
• 10:28 17/04/2025
• 10:03 17/04/2025
• 09:39 17/04/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025
• 21:57 03/05/2025
• 21:57 03/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 21:57 03/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 21:57 03/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:57 03/05/2025
Some text some message..