Không giải quyết mâu thuẫn, nông nghiệp khó khá lên

Từ trước tới nay, ngành nông nghiệp vẫn luôn được coi là “trụ đỡ” của nền kinh tế. Bởi vậy, 6 tháng qua, khi GDP chung toàn ngành nông, lâm, thủy sản sụt giảm 0,18%, lần đầu tiên ngành nông nghiệp tăng trưởng âm đặt ra nhiều lo ngại. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương).

pham thang

Sau 30 năm sau đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều bước phát triển “nhảy vọt”, đưa Việt Nam từ một nước thiếu ăn trở thành nước XK một số mặt hàng nông sản hàng đầu thế giới. Trong bối cảnh đó, theo ông, kết quả tăng trưởng âm trong nửa đầu năm có đáng ngạc nhiên?

Nông nghiệp tăng trưởng âm không có gì ngạc nhiên. Trước đây, nền nông nghiệp Việt Nam chỉ tự cung tự cấp. Khi mở rộng quan hệ quốc tế, nhiều sản phẩm nông nghiệp được XK như lúa gạo, hạt điều, cà phê, cao su… Hoạt động XK này làm cho tốc độ tăng trưởng ngành tăng lên nhanh. Khi đã liên tục tăng trưởng nhanh, ở giai đoạn sau, để tăng được 1% trở nên cực kỳ khó khăn. Hơn nữa, nông nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng ở mức giới hạn trong việc mở rộng theo số lượng và sản lượng. Do vậy, khi nền nông nghiệp chưa có sự chuyển biến đặc biệt về mặt chất lượng thì tăng trưởng chững lại, thậm chí thụt lùi là chuyện tất yếu.

Theo ông, đâu là những nguyên nhân trực tiếp khiến ngành nông nghiệp tăng trưởng âm trong nửa đầu năm?

Từ trước đến nay, kể cả khi gặp những vấn đề khủng hoảng lớn trên thế giới thì nông nghiệp Việt Nam vẫn là “điểm tựa” giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định.  Tuy nhiên, trong năm nay, ngành nông nghiệp vấp phải nhiều yếu tố khó khăn khách quan, ví dụ như bất lợi về thời tiết, nhiễm mặn ở khu vực ĐBSCL cũng như một số bất lợi về mặt dịch bệnh trong lĩnh vực chăn nuôi… Những điều này đẩy ngành nông nghiệp rơi vào tình trạng cạnh tranh không cân sức. Bên cạnh đó, những năm gần đây, việc đẩy mạnh triển khai tái cơ cấu cũng là một trong những nguyên nhân khiến nông nghiệp tăng trưởng chững lại trong khoảng thời gian nhất định.

Ngoài ra, khi Việt Nam thực hiện một số cam kết trong các lĩnh vực khác nhau của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thực hiện cam kết khi tham gia một số Hiệp định thương mại tự do, rồi Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành… mức thuế giảm xuống, nhiều mặt hàng nông sản của nước ngoài có cơ hội tràn vào thị trường nội địa, ví dụ như thịt bò Australia, thịt gà Mỹ, hoa quả Thái Lan, gạo Campuchia… Điều này cũng gây ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp.

Kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Bên cạnh cơ hội, ngành nông nghiệp đồng thời phải đối mặt với không ít thách thức. Khi đó, tốc độ tăng trưởng âm như hiện tại có đặt ra nhiều lo ngại không, thưa ông?

Tôi cho rằng việc ngành nông nghiệp trong khoảng nửa năm tăng trưởng âm không đáng lo ngại bởi nó chỉ mang tính chất tình thế. Mức tăng trưởng có thể lên hoặc xuống phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan.

Tuy nhiên, trong thời hội nhập sâu, cái đáng lo nhất là nông nghiệp Việt Nam đang nằm trong mâu thuẫn tự tạo ra. Đó là, chúng ta muốn vươn ra thị trường thế giới, muốn bán hàng tại các thị trường “khó tính”, song nền nông nghiệp lại được tổ chức sản xuất theo kiểu manh mún, tiểu nông, nhìn ngắn. Hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam chật vật tìm thị trường, song hầu hết các thị trường đều đưa ra những chuẩn mực khá cao. Trong khi đó, hiện nay cùng một sản phẩm XK lại được sản xuất từ hàng nghìn nông dân, hàng nghìn mảnh đất với những loại giống và cách chăm sóc khác nhau. Điều này rõ ràng không bao giờ đáp ứng được các điều kiện, yêu cầu khắt khe của thị trường hiện đại. Nếu mâu thuẫn nêu trên không được giải quyết thì nền nông nghiệp không bao giờ có thể khá lên.

Với bối cảnh hiện tại, ông đánh giá như thế nào về mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong nửa cuối năm, thậm chí cả đầu năm 2017?

Trong năm 2016, nền nông nghiệp sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Nhìn vào 6 tháng cuối năm, nông nghiệp chưa có dấu hiệu gì mang tính chất đột biến để đảm bảo có thể thay đổi. Trong khi đó, những yếu tố bất lợi cho nông nghiệp thời gian gầy đây lại xảy ra nhiều hơn. Bởi vậy, nửa cuối năm, thậm chí cả nửa đầu năm sau, dự báo nông nghiệp vẫn trong tình trạng phát triển bấp bênh lúc lên lúc xuống, không ổn định.

Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra, ở tương lai xa hơn nền nông nghiệp cũng có những dấu hiệu tốt. Điển hình như khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, các nhà kinh doanh nông nghiệp ở Nhật Bản, Australia, Canada, Mỹ… sẽ tìm kiếm thị trường có nhân công thuận lợi hơn, quỹ đất tốt, khí hậu thuận lợi hơn để đầu tư. Đây có thể là cơ hội cho Việt Nam. Nếu được hướng tới đầu tư, tận dụng tốt các yếu tố thì trong khoảng 5 năm tới, nông nghiệp Việt Nam sẽ có chuyển biến tốt.

Ngoài ra, gần đây việc Nhà nước đã có những chính sách thúc đẩy việc chuyển giao, tiếp nhận những công nghệ hiện đại trong nông nghiệp từ Australia, Nhật Bản… cũng là tín hiệu tích cực.

Như ông đã nói ở trên, nông nghiệp Việt Nam vướng vào mâu thuẫn nội tại nên khó phát triển. Vậy ông có thể cho biết, đâu là giải pháp để hóa giải mâu thuẫn?

Tôi cho rằng, muốn phát triển được, quan trọng nhất là phải làm thế nào để nông nghiệp Việt Nam trở nên hiện đại, quy mô lớn. Muốn vậy, việc tích tụ ruộng đất cần được khơi thông. Hiện nay, nhiều DN lớn muốn đầu tư sâu hơn vào nông nghiệp, tuy nhiên theo giãi bày của DN thì để tập trung được khoảng 10 ha đất đai ở Việt Nam rất chật vật. Trong khi đó, nếu sang Lào hay Campuchia, tập trung 20 ha, thậm chí 30 ha đơn giản hơn nhiều. Muốn gỡ “nút thắt” trong tích tụ ruộng đất, Luật Đất đai phải được sửa đổi.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy việc thu hút những DN có năng lực, mang tính chất DN “đầu đàn” tham gia đầu tư trong nông nghiệp. DN sẽ đảm nhiệm tốt các khâu như kiếm tìm thị trường, đổi mới khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu…  Sự vào cuộc của DN phải sâu sát tới từng vùng, từng sản phẩm.

Một điểm quan trọng là cần có chính sách phù hợp hướng những người nông dân trở thành những công nhân nông nghiệp, có tay nghề, có trình độ, thực sự tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh để người nông dân sống được trên mảnh đất của mình, từ đó mới có tinh thần bám đất, bám nghề.

Xin cảm ơn ông!

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Tính tới hết tháng 6, GDP chung toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã sụt giảm 0,18%. Trong đó, nông nghiệp giảm 0,78%, lâm nghiệp tăng 5,75% và thủy sản tăng 1,25%.

Nửa đầu năm, sản xuất chăn nuôi, lâm nghiệp đã duy trì tăng trưởng khá nhưng vẫn không đủ bù đắp sự giảm sút trong lĩnh vực nông nghiệp. Bởi vậy, tốc độ tăng trưởng ngành chưa đạt mức kế hoạch đề ra. Đây là lần đầu tiên từ trước đến nay, toàn ngành không có tăng trưởng trong 6 tháng.

Báo Hải Quan, 11/07/2016
Đăng ngày 13/07/2016
Thanh Nguyễn (thực hiện)
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 03:39 11/05/2025
• 03:39 11/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 03:39 11/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 03:39 11/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:39 11/05/2025
Some text some message..