Khoáng chất yếu tố quan trọng trong sự phát triển cá, tép cảnh

Nuôi cá cảnh, tép cảnh đang được nhiều người ưa chuộng bởi chúng được xem là thú vui tao nhã cũng như sự tin tưởng mang lại may mắn cho người nuôi. Với vẻ ngoài đầy bắt mắt thu hút mọi ánh nhìn góp phần tô điểm cho ngôi nhà thêm tươi mới.

Cá bảy màu
Cá cảnh, tép cảnh cũng cần vitamin, khoáng chất. Ảnh: wallpaper.mob.org

Để cá cảnh, tép cảnh luôn khỏe mạnh, rực rỡ thì chúng cũng cần bổ sung đầy đủ các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Cá cảnh, tép cảnh nên bổ sung vitamin, khoáng chất để quá trình hấp thụ thức ăn dễ dàng hơn và có sức đề kháng chống lại dịch bệnh xuất hiện trong bể nuôi. 

Vai trò của khoáng đối với cá cảnh, tép cảnh 

Khoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của cá cảnh và tép cảnh. Các khoáng chất như canxi, magie, sắt, kẽm, đồng, selen, iodine, molybdenum, cobalt và các khoáng chất vi lượng khác cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của chúng. 

Các chất này tham gia vào quá trình trao đổi chất, hỗ trợ hệ xương và vỏ, giúp tiêu thụ thức ăn tốt hơn, cải thiện được tình trạng bơi yếu ớt, lờ đờ và tăng sức đề kháng sau khi vượt qua được bệnh do vi khuẩn, nấm,... gây ra. 

Nếu cá cảnh hoặc tép cảnh thiếu khoáng chất, chúng có thể trở nên suy dinh dưỡng, thể trạng yếu, dễ bị bệnh và tuổi thọ không cao. Do đó, cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết rất quan trọng để giữ cho vật nuôi của bạn khỏe mạnh và có thể sống lâu hơn. 

Cá cảnhKhoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của cá cảnh và tép cảnh. Ảnh: trumpwallpapers.com

Tép cảnh, cá cảnh cần được bổ sung khoáng chất 

Các chất dinh dưỡng hòa tan có sẵn trong môi trường nước không đủ cho sự tăng trưởng của cá trong thời gian nuôi hạn chế. Vì vậy, việc cung cấp thêm khoáng chất trong mỗi khẩu phần ăn của cá là rất cần thiết. 

Khoáng chất là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tăng trưởng, phòng chống bệnh tật, hấp thụ thức ăn tốt hơn cũng như giúp cải thiện màu sắc và sức đề kháng của tép cảnh, cá cảnh. 

Tép cảnh là loài giáp xác cần phải lột vỏ để trưởng thành. Mỗi giai đoạn phát triển có tần suất thay vỏ khác nhau, từ vài ngày/lần đến trung bình 1 tháng/lần. Đồng thời, canxi cacbonat được tìm thấy trong 30-50% vỏ. Vì thế, chúng cần một lượng khoáng đủ để hỗ trợ cho quá trình lột vỏ. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi tép cảnh cần hàm lượng khoáng chất cao, đặc biệt là canxi. 

Tép cảnhBổ sung đủ khoáng chất hỗ trợ cho quá trình lột vỏ của tép cảnh. Ảnh: keywordbaskets.com

Ngoài ra, bổ sung khoáng thường xuyên sẽ giúp cho tép, cá cảnh tăng cường sức khỏe trong sự phát triển của chúng. Bổ sung khoáng cho cá đầy đủ sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch, kháng bệnh, sự tăng trưởng và giúp cá không bị stress. 

Đối với cá cảnh, chất khoáng giúp duy trì áp suất thẩm thấu, ổn định pH bên trong và ngoài tế bào, kháng bệnh do virus KHV trên cá Koi,... Khoáng chất là một phần quan trọng trong dinh dưỡng cho cá cảnh, để cá luôn khỏe mạnh trong quá trình nuôi, cải thiện được tình trạng cá chậm lớn. 

Cá cảnhKhoáng chất là một phần quan trọng trong dinh dưỡng cho cá cảnh để chúng luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. Ảnh: digitaljournal.com

Ngược lại, nếu tép cảnh hoặc cá cảnh thiếu khoáng chất, chúng sẽ có thể trở nên yếu ớt, chậm phát triển, có thể bị các bệnh liên quan như loãng xương, hệ miễn dịch kém, và có thể dẫn đến tử vong. Chúng cũng có thể mất màu sắc, giảm sức đề kháng, mất cảm giác với môi trường, và có thể có vấn đề với sinh sản và phát triển tế bào. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của tép cảnh, cá cảnh. 

Bí kíp để cá cảnh và tép cảnh luôn đủ khoáng 

Để vật nuôi của bạn luôn trong tình trạng khỏe mạnh, phát triển bình thường và duy trì sự sống cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ nên cung cấp cho chúng một chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng bổ sung đủ khoáng chất. 

Sử dụng thức ăn giàu khoáng là một trong những cách hiệu quả để bổ sung các khoáng chất cho cá cảnh và tép cảnh. Trên thị trường, có nhiều loại thức ăn chứa nhiều khoáng chất khác nhau tùy thuộc vào loại cá và tép mà bạn đang nuôi để lựa chọn phù hợp.  

Hơn nữa, chất lượng nước tốt cũng là yếu tố quan trọng giúp cho cá cảnh và tép cảnh có đủ khoáng chất. Bạn nên thường xuyên kiểm tra chất lượng nước để đảm bảo nồng độ khoáng chất trong nước ổn định để thúc đẩy sự phát triển cho cá cảnh và tép cảnh. 

MCP DigesKhoáng chất và vitamin MCP DIGES cung cấp khoáng đa vi lượng, cần thiết cho nuôi cá cảnh, tép cảnh. Ảnh: An Bình

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung khoáng chất được bán trên thị trường như khoáng chất và vitamin MCP DIGES cung cấp khoáng đa vi lượng, cần thiết cho nuôi cá cảnh, tép cảnh. Hơn nữa, MCP DIGES còn là giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh. Nếu cá tép vượt qua được bệnh do nấm, vi khuẩn cần sử dụng khoáng để hồi phục lại sức khỏe nhanh hơn. 

Nuôi cá cảnh, tép cảnh đã trở thành sở thích và đam mê của rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thời gian và kiến thức để trang trí và chăm sóc cho bể nuôi của mình. Vì thế, bổ sung khoáng là cách đơn giản nhất để duy trì sự sống cũng như sự phát triển của chúng.

Đó là những kinh nghiệm cơ bản để nuôi cá cảnh đơn giản mà hiệu quả, tuy nhiên để có một hệ thống nuôi cá cảnh và tép cảnh hoàn hảo, bạn cần phải tìm hiểu thêm nhiều kiến thức chuyên môn hơn về chăm sóc và nuôi dưỡng loài cá cụ thể mà bạn đang nuôi. Chúc bạn thành công trong việc nuôi cá cảnh và tép cảnh của mình!

Truy cập vào Link Tepbac eShop hoặc có thể tải app Farmext, bấm vào mục cửa hàng eShop và bắt tay mua hàng ngay thôi nào!

Đăng ngày 25/02/2023
Trà Mi @tra-mi
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021
• 10:28 17/04/2025
• 10:03 17/04/2025
• 09:39 17/04/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025
• 13:50 05/05/2025
• 13:50 05/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 13:50 05/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 13:50 05/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:50 05/05/2025
Some text some message..