Khám phá “chiêu thức” tự vệ siêu độc lạ của một số sinh vật biển

Để sinh tồn trong thế giới đại dương, nhiều sinh vật biển đã hình thành nên những “chiêu thức” tự vệ để bảo vệ bản thân khỏi kẻ săn mồi đáng sợ.

Sinh vật biển
Kỹ năng tự vệ đã giúp sinh vật biển tồn tại tốt hơn giữa trong thế giới đại dương

Cá ngừ và phương pháp “bóng ngược”

Cá ngừ thường sống ở những vùng biển rộng và không có chỗ ẩn nấp nên chúng phải dựa vào màu sắc cơ thể để ngụy trang. Cách thức ngụy trang để tự vệ này được gọi là “bóng ngược”.

Cá ngừCá ngừ tận dụng màu sắc tối và sáng trên cơ thể để tạo ra cơ chế phòng vệ dễ dàng

Cụ thể, khi nhìn từ trên xuống, lưng cá có màu tối giúp chúng hòa vào nền biển sâu; ngược lại, khi bị quan sát từ bên dưới, phần bụng sáng bạc phản chiếu ánh sáng mặt trời khiến kẻ săn mồi khó nhận ra chúng. 

Với cách ngụy trang này, cá ngừ có thể tránh né rất nhiều kẻ săn mồi và tăng cơ hội sinh tồn trong môi trường tự nhiên hơn.

Bạch tuộc “biến hình” trong tích tắc

Nếu ở trên cạn, tắc kè hoa là loài có thể thay đổi màu sắc và hoa văn để “hòa tan” vào cảnh vật xung quanh thì dưới đại dương cũng có một sinh vật là bạch tuộc xứng danh là bậc thầy thay đổi màu sắc chỉ với một phần trên giây.

Bạch tuộcBạch tuộc thực hiện “siêu biến hình” để ẩn nấp kẻ thù hoặc chờ đợi con mồi

Theo đó, trên da bạch tuộc có hàng nghìn tế bào sắc tố giúp chúng thay đổi màu sắc. Những tế bào này được đựng trong một “chiếc túi” sắc tố được liên kết với các dây thần kinh. Chỉ cần cựa mình, bạch tuộc đã có thể thay đổi kết cấu, màu sắc làn da mình. 

Nhờ đó, chúng có thể dễ dàng ẩn mình dưới những lớp san hô mà không bị kẻ thù hay con mồi phát hiện. Tuy nhiên, dù là một kỹ năng bẩm sinh, nhưng bạch tuộc phải mất từ 1 đến 2 năm để thực hành và trở nên thuần thục. 

Rồng biển lá ngụy trang thành thực vật

Hải long hay còn gọi là rồng biển là loài cá đặc hữu ngoài khơi nước Úc. Chúng thuộc họ cá chìa vôi và có họ hàng gần với cá ngựa. Chúng được biết với 3 loài là hải long lá, hải long cỏ và hải long hồng ngọc. Trong đó, hải long là loài có ngoại hình giống với thực vật nhất nên còn được biết với cái tên lá cây.

Nhờ thân hình giống lá, hải long lá dễ dàng “tàng hình” giữa rong rêu, tảo bẹ và tránh kẻ săn mồi. Đặc biệt, loài này có thể đứng yên suốt 68 giờ, điều này giúp chúng hòa vào môi trường tự nhiên lâu hơn và khó mà bị kẻ thù phát hiện.

Rồng biển láRồng biển lá “hóa trang” thành thực vật để đánh lừa kẻ săn mồi

Cá mập thảm hòa vào san hô

Cá mập thảm sở hữu màu sắc và hoa văn đặc biệt trên cơ thể kết hợp với những tua da quanh đầu và miệng giúp chúng hòa lẫn hoàn hảo vào đáy biển.

Nhờ lớp ngụy trang tự nhiên này, chúng có thể nằm bất động trong cát hoặc rạn san hô hàng giờ mà không lo bị phát hiện. 

Khi con mồi đến gần, chúng sẽ bất ngờ tấn công nhanh như chớp, nuốt gọn mục tiêu chỉ trong tích tắc. Nhờ khả năng ngụy trang và săn mồi hiệu quả này, chúng trở thành những kẻ săn mồi đáng gờm dưới đáy đại dương.

Cá mập thảmCá mập thảm trông giống như một hòn đá phủ rêu hay rạn san hô khi nhìn từ xa

Sao biển tái sinh

Sao biển là một loài động vật da gai sở hữu khả năng tái sinh đáng kinh ngạc giúp chúng tồn tại trong môi trường biển đầy cạnh tranh. Một số loài có thể tự tách rời cánh tay của mình khi gặp nguy hiểm; như vậy, kẻ săn mồi chỉ lấy đi một phần nhỏ cơ thể thay vì ăn trọn chúng.

Điều đặc biệt là không chỉ cánh tay bị mất có thể mọc lại mà ở một số loài, phần cánh tay đứt rời thậm chí có thể phát triển thành một con sao biển mới. Nhờ khả năng này, sao biển có thể thoát thân dễ dàng và duy trì quần thể trong tự nhiên.

Sao biểnSao biển có thể tách rời một trong những cánh tay của mình để bảo vệ toàn cơ thể

Sứa biển “tàng hình”

Ngoài việc sở hữu các tế bào châm chứa độc trên xúc tu, có thể tiêm nọc vào kẻ thù hoặc con mồi khi chạm phải để tự vệ, loài sứa còn có một kỹ năng tự vệ độc lạ khác, đó là dùng cơ thể trong suốt để dễ dàng ẩn mình giữa làn nước, tránh sự phát hiện của động vật săn mồi.

Đăng ngày 25/03/2025
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Lạ

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Khám phá “chiêu thức” tự vệ siêu độc lạ của một số sinh vật biển

Để sinh tồn trong thế giới đại dương, nhiều sinh vật biển đã hình thành nên những “chiêu thức” tự vệ để bảo vệ bản thân khỏi kẻ săn mồi đáng sợ.

Sinh vật biển
• 09:55 25/03/2025

Những cách “giao tiếp” độc lạ của sinh vật biển

Khi nhắc đến giao tiếp trong thế giới động vật, chúng ta thường nghĩ ngay đến những tiếng kêu đặc trưng của các loài trên cạn. Tuy nhiên, không chỉ trên cạn mà ngay cả dưới lòng đại dương sâu thẳm, nhiều loài sinh vật biển cũng sở hữu những cách thức giao tiếp bằng âm thanh vô cùng độc đáo.

Sinh vật biển
• 09:49 11/03/2025

Loài cá có chiếc dạ dày siêu to khổng lồ

Cá biển đen (Chiasmodon niger) là một loài cá biển sâu thuộc họ Chiasmodontidae. Loài này được biết đến với khả năng nuốt những con cá lớn hơn chính nó. Loài này phân bố trên toàn thế giới ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở vùng biển giữa và biển sâu ở độ sâu 700–2.745m.

Chiasmodon niger
• 10:45 05/03/2025

Cách mà đại dương bắt trend “ăn gì chưa người đẹp”

Lần đầu tiên trong lịch sử, một chú sứa không chỉ biết bơi mà còn biết bắt trend! Hãy cùng khám phá sự xuất hiện của chú sứa mặt người với phần bình luận thú vị "Rong rêu gì chưa người đẹp?" - chắc chắn sẽ khiến bạn vừa phải bật cười lại vừa phải suy ngẫm.

Sứa AI
• 10:33 20/02/2025
• 09:05 04/05/2025
• 09:05 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 09:05 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 09:05 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:05 04/05/2025
Some text some message..