Dự báo xuất khẩu tôm tiếp tục tăng tốc trong năm 2018

Với đà tăng trưởng như hiện nay, VASEP cũng dự báo xuất khẩu tôm sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong thời gian tới, nhất là ở một số thị trường như EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Dự báo xuất khẩu tôm tiếp tục tăng tốc trong năm 2018
Chế biến tôm xuất khẩu tại. Ảnh; SGGP

“Thắng lớn” ở thị trường EU

Theo VASEP, trong năm 2017, ngành tôm được xem là thắng lợi lớn tại thị trường EU. Trong 11 tháng năm 2017, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt trên 780 triệu USD, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, EU vươn lên là thị trường nhập khẩu lớn nhất tôm Việt Nam, chiếm 22,2% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam.

Tính riêng ở các thị trường đơn lẻ trong khối EU, Hà Lan hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất tôm Việt Nam. Trong 3 thị trường nhập khẩu chính tôm Việt Nam trong khối EU (Hà Lan, Anh và Đức), xuất khẩu sang Hà Lan tăng mạnh nhất 70,5% đạt 199,7 triệu USD; tiếp đó là Anh và Đức lần lượt có tốc độ tăng 54,5% và 5,9%.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, xuất khẩu tôm sang EU tăng mạnh trong năm 2017 chủ yếu là do có lợi thế hơn so với một số đối thủ cung cấp khác nhờ có mức thuế GSP thấp. Hiện tại, theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam đối với tôm nguyên liệu đông lạnh (mã HS 030617) là 4,2%; tôm chế biến đông lạnh (HS 160521) là 7%. Trong khi đó, Thái Lan và Trung Quốc lại không được hưởng GSP của EU.

Thêm vào đó, trên thị trường EU, tôm Việt cũng phải cạnh tranh chính với tôm Ấn Độ và Ecuador. Tuy nhiên, Ấn Độ có xu hướng giảm xuất khẩu tôm cho EU, do bị dính kháng sinh và đối mặt với nguy cơ EU cấm nhập khẩu nên tôm Việt Nam được lựa chọn thay thế.

Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu, để được hưởng thuế suất ưu đãi từ EU, các doanh nghiệp mua tôm nguyên liệu trong nước dù giá cao hơn. Để tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư làm hàng chế biến sâu nhằm gia tăng giá trị khi xuất khẩu.

Theo các doanh nghiệp, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU khá tích cực là do người tiêu dùng EU ưa chuộng các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng tiện lợi và tăng nhập khẩu để phục vụ nhu cầu các lễ hội cuối năm. Trong khi đó, nguồn tôm nước lạnh lại đang có giá cao và nguồn cung giảm nên EU tăng cường nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

Ngoài EU, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc cũng có mức tăng tới 60,2% đạt 637,9 triệu USD trong 11 tháng năm 2017. Trong khi đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ lại giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2016. Sự sụt giảm này chủ yếu là do thuế chống bán phá giá trong POR11 tăng cao. Bên cạnh đó, Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ để bù đắp sự sụt giảm ở các thị trường chính khác khiến thị phần tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ sụt giảm.

Nhiều tín hiệu tích cực

Theo ước tính của các doanh nghiệp, với giá trị kim ngạch như hiện nay, để xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD vào năm 2025 thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành này phải đạt ít nhất từ 12-15%/năm.

Để đạt được mục tiêu trên, các doanh nghiệp đang tập trung đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, nhất là sản xuất các sản phẩm chế biến sâu, linh hoạt xuất khẩu sang các thị trường lớn đang có nhu cầu nhập khẩu tôm. Với đà tăng trưởng như hiện nay, VASEP cũng dự báo xuất khẩu tôm sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong thời gian tới, nhất là ở một số thị trường như EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Đáng chú ý, tại thị trường Trung Quốc, sản lượng sản xuất tôm nội địa của nước này sụt giảm do dịch bệnh và mưa lũ. Trong khi đó, nhu cầu trong nước ngày càng tăng, do tầng lớp trung lưu và lượng khách du lịch tăng khiến gia tăng nhu cầu tiêu thụ hải sản, nhất là mặt hàng tôm ở các nhà hàng.

Kèm theo đó, kể từ ngày 1/12/2017, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có lợi thế hơn khi nước này quyết định giảm thuế nhập khẩu từ 5% xuống 2% đối với sản phẩm tôm đông lạnh. Với đà tăng trưởng như hiện nay, Trung Quốc có khả năng vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của tôm Việt Nam trong Quý I/2018.

Mặt khác, theo VASEP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực trong năm 2018 sẽ tạo nhiều thuận lợi cho xuất khẩu tôm. Theo lộ trình cam kết, khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất khẩu tôm mã HS 03061100 (tôm hùm xanh ướp đá; tôm sú HOSO, DP đông lạnh; tôm mũ ni vỏ…) sang EU sẽ về 0% thay vì mức hiện tại 12,5%; thuế sản phẩm tôm mã HS 03061710 (tôm sú tươi đông lạnh, tôm sú thịt đông lạnh, tôm thẻ thịt đông lạnh…) cũng về 0% từ mức 20% hiện nay.

Đối với sản phẩm tôm chế biến, tôm mã HS 16052110 (tôm dạng bột nhão) và tôm mã HS 16052190 (tôm khác) sẽ được điều chỉnh từ mức 20% hiện nay về 0% sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Dù có nhiều thuận lợi, tuy nhiên bước sang năm 2018, dự báo ngành hàng này sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức, kể cả vấn đề số lượng và chất lượng tôm. Với tình hình thời tiết thất thường như hiện nay, rủi ro về thời tiết và dịch bệnh vẫn là nguy cơ lớn đối với sản xuất tôm.

Theo ông Hồ Quốc Lực, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta, vấn đề thách thức nhất hiện nay của ngành tôm Việt Nam vẫn là đa phần sản xuất có quy mô nuôi nhỏ lẻ, dẫn đến việc truy xuất nguồn gốc còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, năm 2018, toàn bộ các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam đều “đặt nặng” vấn đề an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nhất là Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu vào Mỹ (SIMP) có hiệu lực từ đầu năm nay.

Để đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, các nhà máy thường phải tốn thêm chi phí kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, khiến giá thành sản phẩm tăng lên, các doanh nghiệp Việt khó cạnh tranh với các nguồn cung tôm khác.

Trong bối cảnh đó, việc kiểm soát chất lượng, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn quốc tế vẫn là những vấn đề mà ngành tôm cần tập trung thực hiện để khắc phục điểm yếu, từ đó giúp doanh nghiệp có thể tăng tốc xuất khẩu trong năm 2018.

TTXVN
Đăng ngày 05/01/2018
Hứa Chung
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 12:17 10/05/2025
• 12:17 10/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 12:17 10/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 12:17 10/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:17 10/05/2025
Some text some message..