Đại gia Diệu Hiền ứa nước mắt khi nhắc đến chồng

Bà Diệu Hiền xúc động khi thấy người chồng sẵn sàng bỏ tất cả sự nghiệp chính trị để gánh vác nợ nần, ngược xuôi Nam - Bắc lo chuyện kinh doanh.

bà Diệu Hiền
Doanh nhân Phạm Thị Diệu Hiền trong ngày sinh nhật lần thứ 52 cách nay một tháng.Ảnh: Duy Khang

"Hai năm qua anh Trí cực lắm. Áp lực đầu tiên là dư luận xôn xao chuyện nợ nần tại Công ty thủy sản Bình An khi tôi qua Mỹ trị bệnh. Sau đó là quyết định nghỉ làm viên chức để thay vợ cáng đáng công việc trước giờ anh ấy chưa từng làm. Khó khăn lắm nhưng anh Trí đã vượt qua tất cả bằng nghị lực của người cha, người chồng để cho vợ được bình an", nữ doanh nhân Diệu Hiền bắt đầu câu chuyện về người chồng của mình.

Hơn nửa năm sang Mỹ điều trị bệnh hiểm nghèo, bà Hiền về Việt Nam lúc cháu nội Gia Phúc chào đời. Chuyện lùm xùm về nợ nần của Công ty thủy sản Bình An "bùng nổ" sau đám cưới của Văn Chương với MC Quỳnh Chi. Vài ngày sau đó bà sang Mỹ trị bệnh thì dư luận cho rằng nữ doanh nhân ôm 600 tỷ đồng cùng vàng, hột xoàn trốn nợ cũng như bán hết tài sản cùng con Rolls Royce Phantom biển số tứ quý. Nhưng hiện nay căn biệt thự ở Cần Thơ vẫn còn đó và chiếc siêu xe thường xuyên được người dân Sóc Trăng thấy chở chủ nhân của nó đi mua cây ăn quả mang về trồng trong khu du lịch Bình An đang được bà Diệu Hiền "khẩn hoang" từng ngày.Theo nữ doanh nhân, giờ bà không muốn tiếp xúc nhiều với ai, đặc biệt là giới truyền thông nên không muốn hình ảnh của mình xuất hiện trên báo. Bà lo lắng đến sức khỏe của mình, không biết sẽ mãi xa chồng con lúc nào nên chỉ mong 2 chữ bình an, sống vui vẻ bên chồng và con cháu ở nơi bà chọn làm quê hương thứ 2 là thành phố Sóc Trăng. Nơi đây gắn liền với tuổi thơ của cậu con trai Trần Văn Chương và cũng là nơi bà Diệu Hiền mở khu dân cư mang tên mình và khu du lịch sinh thái lớn đầu tiên ở miền Tây mang tên con gái Bình An.

Khu du lịch này từng đón hàng chục nghìn khách tham quan mỗi ngày, ban đêm nhạc vũ trường sôi động, nhiều nghệ sĩ danh tiếng ở TP HCM xuống biểu diễn. Sau đó bà Diệu Hiền theo chồng lên Cần Thơ khi ông Trí chuyển công tác thì khu du lịch trở nên vắng khách rồi không ai vào nữa vì thiếu sự chăm sóc. Đến khi nữ doanh nhân Diệu Hiền trị bệnh về, chồng bà cùng Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tái cơ cấu toàn diện Thủy sản Bình An thì ông Trí đưa vợ về lại Sóc Trăng, đánh thức khu du lịch bỏ hoang và lên phương án cùng Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tái cấu trúc Thủy sản Phương Nam. Hiện nay cả Thủy sản Phương Nam và Bình An đã hoạt động trở lại.

Ông Trần Văn Trí (phải) khẳng định Thủy sản Phương Nam đã đi vào hoạt động ổn định sau khi tái cấu trúc, thu xếp xong khoảng nợ 1.600 tỷ đồng. Ảnh: Duy Khang

Ông Trần Văn Trí (phải) khẳng định Thủy sản Phương Nam đã đi vào hoạt động ổn định sau khi tái cấu trúc, thu xếp xong khoảng nợ 1.600 tỷ đồng. Ảnh: Duy Khang

Cùng lúc với quá trình thu xếp nợ cho Thủy sản Phương Nam, ông Trí cho người cải tạo lại căn biệt thự nhỏ trong khu du lịch để vợ con có nơi ở khang trang, thích hợp với môi trường nghỉ dưỡng của bà Diệu Hiền theo lời bác sĩ dặn dò nếu muốn kéo dài tuổi thọ nữ doanh nhân. Do ông Trí thường xuyên đi giao tiếp với đối tác làm ăn, những ngày này bà Hiền phải ra nắng "chỉ huy" công trình, cho người đập phá bê tông, tận dụng vật tư xây lại tường rào, bứng cây trồng thưa ra để tạo cảnh quang hài hòa.

"Tôi cho người làm nhanh, hoàn thành trước ngày sinh nhật cháu nội vào đầu tháng 8 tới. Những nơi cây cỏ mọc um tùm được thay thế bằng vườn cây ăn trái. Sửa lại rất nhiều nhưng gói ghém chi phí nên không tốn bao nhiêu bởi vật tư, cây cảnh đều được tận dụng tại chỗ. Con trai tôi trước đây về Sóc Trăng không dám ngủ lại khu du lịch Bình An vì sợ ma nhưng nay đã đưa vợ con về ở, hàng ngày vào Công ty Phương Nam làm việc", bà Hiền tâm sự.

Nhìn đàn chim yến ríu rít trên đỉnh núi nhân tạo, bà Hiền cho biết chúng đã xây hàng chục tổ, báo hiệu đất lành chim đậu. Nữ doanh nhân càng hạnh phúc hơn khi nghe con trai Trần Văn Chương nói rằng cố gắng chăm sóc đàn yến và tận tay lấy tổ nấu cho mẹ ăn, bồi dưỡng sức khỏe.

Mấy hôm nay bà Hiền sụt cân, chân sưng to. Ông Trí đang bận việc ở Hà Nội đã phải về chăm sóc vợ, khuyên bà sớm đi tái khám. Sợ ảnh hưởng đến công việc của chồng, bà Hiền cố gắng tập vật lý trị liệu, bảo ông Trí an tâm đi làm, ở nhà có vợ chồng Văn Chương - Quỳnh Chi và niềm vui mỗi ngày là được bồng ẵm cháu nội Gia Phúc.

"Căn nhà bình an" của vợ chồng bà Diệu Hiền tại khu khu lịch mang tên con gái Bình An ở Sóc Trăng. Ảnh: Duy Khang

Từ một doanh nhân quản lý 6.000 lao động, sau nhiều năm gầy dựng thương hiệu quốc gia mang tên Thủy sản Bình An, nay bà Diệu Hiền quay về với cuộc sống bình dị ở tuổi 52 và chỉ quản lý duy nhất một người là cô trợ lý trung thành. Hơn một tháng trước trong ngày sinh nhật mình, bà Hiền đã mời vài người bạn thân đến nhà ở Sóc Trăng dùng cơm đúng dịp chồng thu xếp xong khoản nợ nghìn tỷ tại Công ty Phương Nam. Giờ đây, chồng con là niềm tự hào lớn nhất của nữ doanh nhân vì Trần Văn Chương đã đi theo sự nghiệp làm thủy sản của mẹ.

Còn ông Trí, sau khi bỏ hết gần 40 năm cống hiến cho ngành giao thông vận tải, trở nên "mát tay" trong lĩnh vực tái cấu trúc, thu xếp nợ nần cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vì vướng vào cơn bão lãi suất ngân hàng.

Theo Ngôi Sao
Đăng ngày 23/07/2013
duy khang
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021
• 10:28 17/04/2025
• 10:03 17/04/2025
• 09:39 17/04/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025
• 12:54 13/05/2025
• 12:54 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 12:54 13/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 12:54 13/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:54 13/05/2025
Some text some message..