Công nghệ đặc biệt của ‘Vua tôm’ Minh Phú

Nhờ dồn sức vào công nghệ, tập đoàn Minh Phú trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường tôm xuất khẩu, chiếm 18,8% kim ngạch, và có tỷ trọng lợi nhuận khoảng 13,5% trong tổng số khoảng 30% lợi nhuận của toàn ngành.

Minh Phú
Sự mạnh dạn đầu tư vào công nghệ không chỉ giúp Minh Phú tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành mà còn giúp công ty giải được bài toán giảm thiểu hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.

Công nghệ - lực đẩy tới thành công

Từ lâu, thuỷ sản đã được xem là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với sản lượng luôn duy trì mức tăng trưởng ổn định trong 17 năm qua, đạt bình quân 9,07%/năm.

Lợi thế sẵn có mà thiên nhiên ban tặng từ hệ thống sông ngòi dày đặc và đường bờ biển dài 3260km, cùng chủ trương thúc đẩy phát triển ngành của Chính phủ đến năm 2020, đã thúc đẩy sự phát triển của hoạt động nuôi trồng, khai thác thuỷ sản của các doanh nghiệp trong nước trong thời gian qua, đóng góp đáng kể vào tỉ lệ tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.

Điều này vừa là cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp đang có tham vọng tạo lập vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp thủy sản, bởi khi ngày càng nhiều các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào thủy sản thì cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh trong ngành sẽ trở nên khắc nghiệt hơn.

Cùng với đó, những tác động khách quan khác như tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, hay những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu tại các nước tiêu thụ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Do đó ưu thế về cạnh tranh sẽ đến một khi các doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả các tác động mang tính chủ quan, điển hình nhất là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào khai thác sản xuất. Đây cũng chính là “lực đẩy” giúp thương hiệu thủy sản Minh Phú thành công trong suốt nhiều năm qua, nâng cao được hiệu quả sản xuất, năng suất chế biến, sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm phục vụ cả khách hàng nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là tại các thị trường khó tính như Châu u hay Nhật Bản.

Trong khi các doanh nghiệp thủy sản khác còn đang đắn đo đâu là sản phẩm chủ đạo hay chưa dám mạo hiểm đầu tư những công nghệ đòi hỏi vốn cao, năng lực chuyên môn tốt, từ năm 2009, Minh Phú đã tập trung đổi mới, đưa vào ứng dụng những giải pháp công nghệ tiên tiến trên thị trường để nâng cao hiệu quả, tạo sự khác biệt trong từng mặt hàng giá trị gia tăng như tôm cao cấp hay tôm ăn liền.

Cũng nhờ chính lược đầu tư vào công nghệ, năm 2014 vừa qua, Minh Phú đã đạt được gần 16.000 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế là 1.057 tỷ đồng. Những con số ấn tượng đó một lần nữa minh chứng cho chiến lược tập trung phát triển công nghệ của Minh Phú là đúng đắn và thành công.

Bước đi chiến lược hướng đến phát triển bền vững

Trong năm 2015, thủy sản Minh Phú tiếp tục mở rộng sản xuất, không chỉ chú trọng vào công nghệ dây chuyền sản xuất, mà còn tập trung nâng cấp toàn bộ hệ thống nguồn điện cho các cơ sở sản xuất, bắt đầu bằng giải pháp UPS-3 pha cho máy phân loại tôm của nhà máy thủy sản Minh Phú Hậu Giang.


Giải pháp lưu điện UPS-3 pha của tập đoàn Schneider Electric (được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực bảo vệ nguồn với thương hiệu APC) ứng dụng cho hệ thống phân loại tôm của nhà máy thủy sản Minh Phú Hậu Giang.

Đây là một giải pháp lưu điện tiên tiến được tập đoàn Schneider Electric (được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực bảo vệ nguồn với thương hiệu APC) nghiên cứu và phát triển. Giải pháp này đảm bảo nguồn điện của các thiết bị sản xuất được hoạt động ổn định, mang đến sự an toàn và hoạt động liên tục cho hệ thống thiết bị ngay cả khi có sự cố điện lưới xảy đến.

Với nhà máy Minh Phú Hậu Giang, việc sử dụng giải pháp lưu điện UPS-3 pha cho máy phân loại tôm chính là điều kiện cần giúp công tác khai thác tôm không bị lỗi, từ đó nâng cấp hiệu quả vận hành cho toàn hệ thống. Một khi hệ thống được duy trì hoạt động ổn định, chất lượng và sản lượng của cả nguyên liệu đầu vào lẫn đầu ra sản phẩm cũng được đảm bảo. Khi đó, không chỉ có doanh nghiệp mà chính các khách hàng cũng nhận được các giá trị cộng thêm từ một sản phẩm chất lượng.


Sản phẩm tôm của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

Đây là bước đi chiến lược của Minh Phú nhằm tạo dựng một thương hiệu phát triển toàn diện và bền vững, cả về chiều rộng - năng suất sản xuất cho đến chiều sâu -chất lượng sản phẩm.

Minh Phú khẳng định quyết tâm đầu tư vào công nghệ kỹ thuật của mình khi nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ được đề xuất là một trong 12 yếu tố trọng yếu cần được thực hiện.

Thách thức trên thương trường là điều không dễ dự đoán, nhưng rõ ràng với chiến lược áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại vào dây chuyền vận hành và sản xuất, “Vua tôm” Minh Phú đang chứng tỏ rất biết cách “đón đầu” thị trường cũng như xu hướng phát triển bền vững trên toàn cầu.

Vietnamnet, 22/09/2015
Đăng ngày 25/09/2015
Phương Chi
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021
• 10:28 17/04/2025
• 10:03 17/04/2025
• 09:39 17/04/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025
• 08:40 04/05/2025
• 08:40 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 08:40 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 08:40 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:40 04/05/2025
Some text some message..