Cơ hội và thách thức của tôm Việt trước chiến thương mại Mỹ - Trung

Từ đầu tháng 7, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chính thức bắt đầu khi Mỹ tuyên bố áp thuế NK 25% lên 800 mặt hàng có tổng kim ngạch 34 tỷ USD từ Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc tuyên bố áp thuế tương tự lên 545 mặt hàng NK từ Mỹ, bao gồm nông sản, ô tô và hải sản. Mỹ cũng thông báo quyết định tiếp tục áp thuế NK 10% lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc và đang chờ đóng góp ý kiến. 200 tỷ USD này áp thêm gần 5.900 dòng hàng của Trung Quốc. Thậm chí, ông Trump còn dọa kế hoạch áp thuế tất cả mặt hàng, tức 500 tỷ USD hàng nhập của Trung Quốc vào Mỹ mỗi năm.

Cơ hội và thách thức của tôm Việt trước chiến thương mại Mỹ - Trung
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Internet

Cuộc chiến tranh thương mại này được cho là sẽ có tác động trực tiếp đến các nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam. Thủy sản Việt Nam trong đó có tôm cũng sẽ chịu những tác động nhất định.

Cơ hội

Chiến tranh thương mại khiến hai nước Mỹ - Trung đều nâng các mức thuế NK nên dòng chảy thương mại tôm giữa Mỹ và Trung Quốc chậm lại. Các nước cung cấp tôm cho Trung Quốc như Canada, Nga, Australia, và New Zealand, và các nước cung cấp tôm cho Mỹ như Indonesia, Thái Lan, Mexico, Brazil và Việt Nam sẽ được lợi.

Hiện nay, Mỹ vẫn áp dụng mức thuế 0% đối với các sản phẩm mã HS 03061700, 16052110, 16052910 NK từ Trung Quốc và mức 5% đối với các sản phẩm mã HS 16052105, 16052905.

Tuy nhiên, gói 200 tỷ USD Mỹ dự kiến áp thuế các mặt hàng Trung Quốc gồm đồ nội thất, nông sản và thủy sản. Trong đó, Mỹ sẽ áp thuế 10% đối với các sản phẩm tôm của Trung Quốc với các mã HS 03061700, 16052105, 16052110, 16052905, 16052910. Đây cũng là các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Những sản phẩm này có khả năng cạnh tranh về giá và thuế suất với Trung Quốc trên thị trường Mỹ. Nên đây có thể được coi là lợi thế cho Việt Nam tăng XK những mặt hàng này sang Mỹ. Hơn nữa, tôm Việt Nam đã có một vị thế nhất định với người tiêu dùng Mỹ nên khi nguồn cung từ Trung Quốc sụt giảm, nhà NK Mỹ sẽ chọn Việt Nam là nguồn cung thay thế.

Thách thức

Do phải chịu thuế cao khi XK sang Mỹ, Trung Quốc cũng sẽ giảm NK tôm nguyên liệu để chế biến và tái XK. Điều này có thể ảnh hưởng tới XK tôm nguyên liệu Việt Nam sang Trung Quốc. Trong khi, NK tôm nguyên liệu tươi/sống/đông lạnh (HS 03) chiếm tới 94% tổng XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc năm 2017.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, cả Mỹ và Trung Quốc đều nghi ngờ nhau nên họ sẽ đặt ra những hàng rào kỹ thuật gắt gao hơn với hàng Việt Nam khi XK sang cả hai thị trường này. Mỹ sẽ kiểm tra chặt chẽ hơn về xuất xứ tôm từ Việt Nam. Cũng có khả năng DN tôm Trung Quốc sẽ “mượn” Việt Nam để lấy xuất xứ và xuất đi Mỹ. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các DN Việt Nam khẳng định vị trí của mình, nâng cao chất lượng và minh bạch hóa nguồn gốc sản phẩm để có thể giành được thị phần từ Trung Quốc trên thị trường Mỹ.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ làm tăng thêm áp lực chi phí sản xuất cho DN khi tỷ giá biến động và mất thị trường Trung Quốc với vai trò cung ứng nguyên phụ liệu để sản xuất thành phẩm, XK sang Mỹ.

Chiến tranh thương mại đã và đang diễn biến một cách khó lường và mức độ ảnh hưởng của nó còn là câu hỏi mở. Các DN XK tôm cũng nên coi đây là cơ hội để khẳng định vị thế riêng của mình, bao gồm cả nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tính chủ động trong giao thương và tận dụng mạnh mẽ hơn các FTA đã ký kết. DN cũng cần chủ động cập nhật danh mục hàng hóa bị áp thuế của cả Mỹ và Trung Quốc cũng như động thái tăng tỷ giá đồng USD và NDT để có đối sách kịp thời.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Trung Quốc là thị trường NK tôm lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm 15% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam đi các thị trường. Sáu tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 245,6 triệu USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó Mỹ là thị trường NK tôm lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm 15,6% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. Sáu tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 255,7 triệu USD, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), 5 tháng đầu năm nay, Mỹ NK 254.096 tấn, trị giá 2,4 tỷ USD, tăng 9% về khối lượng và 7% về giá trị. Việt Nam là nguồn cung tôm lớn thứ 5 cho Mỹ, chiếm 8,5% tổng giá trị NK tôm của Mỹ. Tính tới tháng 5 năm nay, NK tôm từ Việt Nam vào Mỹ đạt 17.900 tấn, trị giá 202,6 triệu USD, giảm 3% về khối lượng nhưng tăng 2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong khi Trung Quốc là nguồn cung lớn thứ 6 cho Mỹ, chiếm 4,8% thị phần. 5 tháng đầu năm nay, XK tôm Trung Quốc sang Mỹ đạt 16.445 tấn, trị giá 115 triệu USD, tăng 6% về khối lượng và 4% về giá trị.

VASEP
Đăng ngày 01/08/2018
Kim Thu
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 14:37 06/05/2025
• 14:37 06/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 14:37 06/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 14:37 06/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:37 06/05/2025
Some text some message..