Chuẩn bị kỹ đón đoàn công tác EU sang Việt Nam về vấn đề IUU

Theo Tổng cục Thủy sản, tháng 5/2018, các đoàn công tác của EU sẽ sang Việt Nam để làm việc, kiểm tra về tình hình triển khai chống khai thác IUU.

Chuẩn bị kỹ đón đoàn công tác EU sang Việt Nam về vấn đề IUU
Chuyến làm việc của DG-MARE vào tháng 5/2018 tới có tính chất đặc biệt quan trọng để gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam

Đây sẽ là sự kiện có tính chất đặc biệt quan trọng để EU cân nhắc rút “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam.

Theo kế hoạch, trong tháng 5/2018, một số đoàn công tác của EU sẽ sang Việt Nam để làm việc về nhiều vấn đề liên quan đến công tác đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại giữa hai bên.

Trong đó, có đoàn công tác của Tổng vụ Các vấn đề Biển và Thủy sản (DG-MARE) của Ủy ban Châu Âu (EC) dự kiến sẽ sang làm việc với các cơ quan liên quan của Việt Nam về vấn đề IUU. Đoàn công tác của DG-MARE sẽ chia thành 2 đoàn: Một đoàn kỹ thuật (dự kiến sang Việt Nam từ khoảng ngày 14-15/5) và một đoàn cấp cao do lãnh đạo DG-MARE (dự kiến từ ngày 24 hoặc 25/5/2018).

Theo đó, đoàn công tác kỹ thuật của DG-MARE sẽ làm việc lần lượt với Tổng cục Thủy sản và các cơ quan liên quan, sau đó sẽ tiến hành đi thực địa tại một số tỉnh để kiểm tra thực chất về tình hình triển khai chống khai thác IUU (nhiều khả năng sẽ lựa chọn các tỉnh trước đây có vi phạm cao về khai thác).

Trên cơ sở các hồ sơ của Việt Nam cũng như kết quả kiểm tra tại các địa phương, đoàn công tác kỹ thuật của DG-MARE sau đó sẽ có báo cáo về tình hình triển khai chống khai thác IUU của Việt Nam để gửi cho lãnh đạo DG-MARE cũng như các cơ quan liên quan của EU. Như vậy, báo cáo đánh giá của DG-MARE sau chuyến làm việc tại Việt Nam vào tháng 5/2018 tới sẽ là cơ sở vô cùng quan trọng để EU cân nhắc đưa ra quyết định tiếp theo cho thủy sản Việt Nam (rút “thẻ vàng”, giữ “thẻ vàng” hoặc thậm chí nâng lên thành “thẻ đỏ”).

Để chuẩn bị những nội dung cho chuyến làm việc, DG-MARE đã có thông báo đề nghị Tổng cục Thủy sản phải hoàn tất việc gửi toàn bộ các hồ sơ liên quan tới triển khai chống đánh bắt IUU mà Việt Nam đã triển khai thời gian qua cho DG-MARE trước ngày 20/4/2018. Cơ quan này cũng đề nghị phía Việt Nam gửi các dự thảo nghị định thi hành Luật Thủy sản (có hiệu lực từ tháng 9/2018) để nghiên cứu về các hành lang pháp lí trong thực thi IUU mà Việt Nam sẽ triển khai trong thời gian tới.

Nhằm chuẩn bị tốt nhất để làm việc với phái đoàn của DG-MARE, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản phải tập trung tối đa cho các báo cáo để gửi DG-MARE một cách cụ thể, chi tiết về toàn bộ công tác khắc phục chống khai thác IUU mà Việt Nam đã triển khai. Bên cạnh đó, tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các địa phương khẩn trương và nghiêm túc thực hiện các chỉ thị, chỉ đạo của Chính phủ và Bộ NN-PTNT về các giải pháp và hành động thực thi chống khai thác IUU theo khuyến cáo của EC.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Tổng cục vẫn duy trì liên tục 2 đoàn công tác đi kiểm tra ở 28 tỉnh thành ven biển để hướng dẫn rà soát các công tác triển khai IUU. Trong đó, đặc biệt là công tác chứng nhận, xác nhận nguồn gốc hải sản khai thác cũng như việc quản lí khai thác tại cảng. Tổng cục cũng đã thành lập riêng Văn phòng IUU để lưu giữ toàn bộ hồ sơ giữ liệu về tình hình triển khai ở trung ương lẫn các tỉnh.

Ngay sau khi kết thúc chuyến làm việc của DG-MARE, dự kiến sau tháng 6/2018, Chủ tịch Ủy ban Nghề cá của Nghị viện Châu Âu cũng sẽ có chuyến làm việc để kiểm tra, đánh giá về thực thi chống khai thác IUU của Việt Nam. Đây sẽ là chuyến làm việc có tính chất rất quan trọng để EU đưa ra quyết định có gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam hay không.

NNVN
Đăng ngày 11/04/2018
Quỳnh Trang - Trần Long
Thế giới

Yucca - Thảo dược từ thiên nhiên cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là giải pháp tất yếu để cung cấp thực phẩm cho con người. Với các mô hình nuôi hiện đại, người nuôi có khuynh hướng tăng mật độ để nâng cao năng suất, cũng như tối ưu nguồn nước. Điều này làm gia tăng áp lực lên môi trường nước ao nuôi, vượt quá sức tải tự nhiên của nguồn nước.

yucca
• 10:42 03/03/2022

Gan thận mủ - Kẻ địch mạnh nhất của cá tra

Gan thận mủ là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh trên cá tra. Vào những tháng mưa cuối năm chính là thời gian cao điểm để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết để bà con hiểu và có cách phòng trị bệnh kịp thời.

bệnh gan thận mủ
• 11:05 13/12/2021

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

nuôi cá tra ở Bangladesh
• 11:53 21/10/2021

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm trên 15%

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 2.100ha đang nuôi thả thủy sản, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích đang thả nuôi cá tra thâm canh giảm 5,7%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra gặp khó, giá bán cá ở mức khá thấp, khiến cho diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

nuôi cá điêu hồng
• 10:49 13/10/2021

Vương quốc Anh đầu tư 3,5 triệu bảng hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững tại Việt Nam

Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững, Vương quốc Anh vừa công bố gói đầu tư trị giá 3,5 triệu bảng Anh nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện ngành thủy sản, tăng cường quản lý tài nguyên biển và phát triển chuỗi giá trị hải sản theo hướng bền vững.

Ao tôm
• 09:42 28/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Hoa Kỳ: Phí bảo hiểm tăng thúc đẩy sự thay đổi của giá tôm

Thời gian gần đây, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các chính sách mới của Hoa Kỳ. Việc áp dụng nhiều khoản phí nhập khẩu đã đẩy chi phí tăng cao, tác động trực tiếp đến giá cả và nhu cầu tiêu thụ tôm Việt Nam tại thị trường này. Bà con nuôi tôm cần nắm rõ những thay đổi này để có hướng thích ứng phù hợp, tránh rủi ro trong xuất khẩu.

Chế biến tôm
• 09:49 26/02/2025
• 19:14 15/05/2025
• 19:14 15/05/2025
• 19:14 15/05/2025
• 19:14 15/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 19:14 15/05/2025
Some text some message..