Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản – TS. Lưu Thị Thanh Trúc

Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, cá tại Việt Nam, đang đối mặt với nhiều khó khăn do các vấn đề dịch bệnh ngày càng phức tạp. Những tác động tiêu cực từ dịch bệnh không chỉ làm giảm năng suất mà còn tăng chi phí sản xuất, khiến người nông dân rơi vào tình trạng khó khăn kéo dài.

Để đạt được một vụ mùa hiệu quả, người nuôi cần đảm bảo sản lượng thu hoạch cao với chi phí sản xuất hợp lý. Trong bối cảnh đó, việc chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc trở thành giải pháp then chốt giúp bà con và các chuyên gia cố vấn kiểm soát rủi ro và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Nhằm hỗ trợ cộng đồng nuôi trồng thủy sản, TS. Lưu Thị Thanh Trúc đã dày công biên soạn cuốn sách "Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản". Đây là tài liệu không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn mà còn hướng dẫn thực hành, giúp người đọc áp dụng trực tiếp vào thực tế.

Sách được tái bản lại với nội dung đầy đủ, chính xác và phù hợp với tình hình nuôi trồng thủy sản hiện tại hơn, đáp ứng nhu cầu của quý đọc giả hiện nay trên cả nước.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sảnChẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc

Nội dung sách

“Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản” bao gồm 16 bài chia sẻ từ tổng quan đến chi tiết các vấn đề liên quan đến bệnh học thủy sản: 

Bài 1: Tổng quan về tôm

Bài 2: Tóm lược một số dấu hiệu và tác nhân gây bệnh trên tôm

Bài 3: Một số dấu hiệu bệnh thường gặp trên cá

Bài 4: Những vấn đề chung trong chẩn đoán bệnh động vật thủy sản

Bài 5: Nguyên tắc và kỹ thuật chẩn đoán bệnh thủy sản trong phòng thí nghiệm

Bài 6: Nguyên tắc và phương pháp sử dụng kính hiển vi

Bài 7: Phương pháp nghiên cứu tác nhân gây bệnh ký sinh trùng ở cá

Bài 8: Phương pháp phân lập, nuôi cấy và làm thuần vi khuẩn

Bài 9: Kiểm tra số lượng vi khuẩn trong nước và tôm, cá

Bài 10: Phương pháp thực hiện kháng sinh đồ

Bài 11: Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu 

Bài 12: Phương pháp nghiên cứu mô bệnh học

Bài 13: Phương pháp gây bệnh thực nghiệm

Bài 14: Phương pháp nghiên cứu nấm

Bài 15: Chẩn đoán bệnh tôm bằng phương pháp soi tươi

Bài 16: Tảo trong ao nuôi tôm

Sách gồm 16 bài với các hình ảnh mô tả đúng với thực tế nhất

Về tác giả

Tiến sĩ Lưu Thị Thanh Trúc  - Chuyên gia có hơn 20 năm nghiên cứu và công tác trong lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản.

Sau khi tốt nghiệp Kỹ sư Nuôi trồng Thủy sản từ Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh vào năm 2000. Cô tiếp tục lấy bằng Thạc sĩ tại Viện Kỹ thuật Á Châu, Thái Lan, và hoàn thành chương trình Tiến sĩ chuyên ngành Bệnh học Thủy sản tại Đại học Stirling, Scotland. Ngoài ra, cô còn tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn liên quan đến quản lý sức khỏe thủy sản và sinh thái vùng ngập mặn ở Trung Quốc, Việt Nam, và các quốc gia khác nhau.

Trong sự nghiệp của mình, cô Trúc đã đóng góp nhiều cho giáo dục và các nghiên cứu khoa học. Cô đảm nhiệm vai trò giảng viên và hướng dẫn sinh viên thực hành các môn như sinh lý cá, bệnh học thủy sản, và chẩn đoán bệnh động vật thủy sản. Bên cạnh đó, cô cũng là chuyên gia tư vấn cho các dự án nghiên cứu bệnh học thủy sản, bao gồm đánh giá hiệu quả các phương pháp điều trị bệnh cho cá và tôm.

Với kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực bệnh học thủy sản, cô Trúc không chỉ cung cấp giải pháp cho ngành thủy sản Việt Nam mà còn góp phần xây dựng các tiêu chuẩn nghiên cứu và ứng dụng an toàn sinh học trong nuôi trồng thủy sản.

Với cam kết tiếp tục cống hiến cho ngành, không ngừng nâng cao năng lực nghiên cứu và hợp tác quốc tế để thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành thủy sản Việt Nam. Đây chính là lý do sách “Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản” được tái bản lần nữa. 

Sản phẩm bao gồm sách và các quà tặng đi kèm như: Bookmark, quà tặng Tepbac,....

TS.Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia hơn 20 năm trong ngành nuôi trồng thủy sản

Tại sao bạn nên sở hữu cuốn sách này?

Việc trang bị một nền tảng kiến thức vững chắc là điều kiện tiên quyết để xây dựng một ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững. Dù bạn là người nuôi trực tiếp hay một cố vấn kỹ thuật, việc hiểu rõ về dịch bệnh, cách phòng ngừa và xử lý hiệu quả sẽ giúp:

Tăng năng suất nuôi trồng.

Tiết kiệm chi phí sản xuất.

Góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản Việt Nam.

Thông tin mở bán chính thức

Ngày mở bán: 25/11/2024

Ưu đãi đặc biệt:

Giảm giá hấp dẫn khi mua số lượng lớn.

Ưu đãi riêng dành cho sinh viên các ngành nuôi trồng thủy sản, thủy sinh học, thú y thủy sản, và các lĩnh vực liên quan.

Hãy nhanh tay đặt sách ngay hôm nay!

Link đặt hàng: https://tepbac.com/eshop/detail/sach-5110.html

Email: [email protected]

Hotline: 0866 156 422 (Farmext eShop) 

Cùng trang bị kiến thức, đồng hành phát triển ngành thủy sản Việt Nam! 

Đăng ngày 25/11/2024
Đặng Thư @dang-thu
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021
• 10:28 17/04/2025
• 10:03 17/04/2025
• 09:39 17/04/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025
• 16:20 03/05/2025
• 16:20 03/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 16:20 03/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 16:20 03/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:20 03/05/2025
Some text some message..