Chỉ vì cái khay nhựa, một doanh nghiệp thuỷ sản Việt mất thị trường xuất khẩu vào EU

Vừa qua có doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng tôm Việt Nam bị mất thị trường EU chỉ vì từ chối thay đổi khay nhựa đóng gói - lãnh đạo VASEP chia sẻ.

Chỉ vì cái khay nhựa, một doanh nghiệp thuỷ sản Việt mất thị trường xuất khẩu vào EU. Ảnh: cityfood.vn
Chỉ vì cái khay nhựa, một doanh nghiệp thuỷ sản Việt mất thị trường xuất khẩu vào EU. Ảnh: cityfood.vn

Mẫu mã bao bì "chuyện nhỏ mà không nhỏ"

3 năm qua, nhờ hành lang pháp lý của các hiệp định EVFTA, CPTPP... doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có cơ hội tiếp cận tốt hơn với thị trường EU và Hoa Kỳ nhờ lợi thế ưu đãi thuế quan.

Tuy nhiên, theo bà Tô Thị Tường Lan-Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, doanh nghiệp Việt vẫn chưa tận dụng hết cơ hội khi xuất khẩu sang thị trường EU và Hoa Kỳ vì sản phẩm chủ yếu là sơ chế. Bản thân doanh nghiệp chậm thay đổi để thích ứng. Đơn cử vừa qua có doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng tôm Việt Nam bị mất thị trường EU chỉ vì từ chối thay đổi khay nhựa đóng gói.

"Ngay lập tức đã có một số nhà cung cấp họ đã mua sản phẩm của Thái Lan rồi đóng khay và nhanh chóng xuất khẩu. Tôi nói như vậy để thấy rằng công nghiệp hỗ trợ cho bao bì sản phẩm, đặc biệt là bao bì sản phẩm bây giờ liên tục thay đổi theo hướng thân thiện môi trường, thì công nghiệp hỗ trợ chúng ta đang rất yếu kém để mà hỗ trợ cho các ngành thực phẩm" - bà Tô Thị Tường Lan nhấn mạnh. 

Tôm đóng góiNhững chi tiết về mẫu mã, bao bì đóng gói chậm thay đổi khiến hàng Việt giảm tính cạnh tranh.

Cũng vướng hàng rào kỹ thuật tương tự như sản phẩm thủy sản khi vào thị trường EU, vừa qua trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, thị trường EU cũng từ chối nhập hàng mỳ ăn liền của một doanh nghiệp chúng ta, bởi không đáp ứng được mẫu mã bao bì theo yêu cầu, cho dù trước đó với vai trò cầu nối doanh nghiệp đã được Hội Lương thực - Thực phẩm TP.HCM tư vấn và cảnh báo sớm.

Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP.HCM (FFA), xu hướng sản phẩm xanh, bền vững ngay từ mẫu mã bao bì tưởng chừng nhỏ, dễ thay đổi nhưng đang trở thành vấn đề “nóng” ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu.

"Câu chuyện khay đựng tôm, hay nắp nhôm hộp mỳ ăn liền được cho là hết sức đơn giản, việc thay đổi này cũng dễ và không lớn nhưng nhà sản xuất của chúng ta lại không muốn thay đổi... Chúng ta không đáp ứng được nguyên tắc xuất xứ, không làm được bao bì để thay đổi mẫu mã thì chúng ta rất khó mà hòa nhập được thị trường" - bà Kim Chi cho biết. 

Bao bìMẫu mã bao bì vấn đề tưởng chừng nhỏ, dễ thay đổi lại đang trở thành đề tài “nóng” trong việc thay đổi tư duy sản xuất.

Nội lực - Chuyện sống còn của doanh nghiệp

Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 toàn cầu, chỉ sau Na Uy, Trung Quốc. Thị phần xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam là vào Hoa Kỳ, sau đó là Trung Quốc và cuối cùng Hàn Quốc. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường CPTPP chiếm gần 27%. Đến cuối tháng 10/2022, xuất khẩu vào thị trường này đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng 14% so với 2018, thời điểm trước khi ký Hiệp định CPTPP và tăng khoảng 40% so với cùng kỳ.

Ở lĩnh vực lương thực, thực phẩm, trong 8 tháng đầu năm, các sản phẩm xuất khẩu đều tăng trưởng từ 25 - 40%, đây là điều rất thuận lợi. Tuy nhiên để hòa nhập với thị trường EU, các doanh nghiệp Việt cần nỗ lực nhiều hơn nữa.

Bà Đỗ Thị Thu Hương, Phó Cục Trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương: "Khá nhiều thành công sau khi FTA được ký kết, tuy nhiên rào cản lớn nhất vẫn là rào cản liên quan đến kỹ thuật, những quy định của thị trường nhập khẩu. Do đó các doanh nghiệp làm bao bì cùng cần đồng hành với doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chính xuất khẩu của Việt Nam để cùng nhau tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng của toàn cầu".

Bao bìNguồn vốn thay đổi công nghệ mẫu mã bao bì khiến doanh nghiệp gặp khó, loay hoay tìm chỗ đứng ở thị trường khó tính.

Sau đại dịch, nhu cầu các nước dần ổn định trở lại. Xu thế tiêu dùng đều hướng đến việc bảo vệ sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngay cả thị trường lớn vốn dễ tính như Trung Quốc cũng đang siết chặt quy định nhập khẩu. Do đó, ngoài sự hỗ trợ trong đẩy mạnh xúc tiến thương mại của cơ quan chức năng, doanh nghiệp cần phát huy nội lực để tận dụng từng cơ hội tiếp cận thị trường.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng-Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuất nhập khẩu Vina T&T, để doanh nghiệp phát huy nội lực thời điểm này là điều không dễ, vì đa số doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu hụt dòng vốn. Hiện chưa thể dự báo tính khả quan cho những ngày tới ở lĩnh vực xuất khẩu nhưng chắc chắc đã có nhiều doanh nghiệp nội địa lẫn xuất khẩu đã giảm giờ làm, cắt giảm nhân công và giải thể ngay trước thềm cao điểm tiêu thụ hàng hóa cuối năm do thiếu vốn lẫn không có đơn hàng.

Ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng: "Bức bách nhất hiện nay không chỉ riêng gì ngành rau củ quả mà tất cả các ngành hàng là có dòng tiền, mà các ngành không có tiền thì không trữ hàng được. Ở ngành chúng tôi không tiền thì không thể bao tiêu sản phẩm cho người nông dân được. Chúng tôi cũng hi vọng rằng dòng tiền sớm được khai thông thì tình hình sẽ ổn định hơn".

Bao bìNgoài chất lượng, thì doanh nghiệp Việt cần sự hỗ trợ của công nghiệp phụ trợ bao bì.

Việc hòa nhập vào các thị trường FTA, vấn đề thuế quan chỉ là một phần, vướng lớn nhất chính là các hàng rào kỹ thuật. Mà điều này cần sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy từ những vấn đề nhỏ nhất như bao bì mẫu mã để có thể tham gia sâu hơn vào những “sân chơi” này. Và với bài toán dòng vốn nếu được khơi thông sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu chúng ta nâng cao sức cạnh tranh trên sân chơi lớn.

Báo VietNamNet
Đăng ngày 29/11/2022
Theo VOV
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 10:05 10/05/2025
• 10:05 10/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 10:05 10/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:05 10/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:05 10/05/2025
Some text some message..