Cấp chứng thư cho thủy sản XK theo Cơ chế một cửa: Chưa hơn lối cũ

Thủ tục “Cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản XK sản xuất tại cơ sở nằm trong Danh sách ưu tiên” và thủ tục “Kiểm tra, cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản XK sản xuất tại cơ sở nằm ngoài Danh sách ưu tiên” chính thức được áp dụng thí điểm theo Cơ chế một cửa Quốc gia (NSW) từ ngày 1-4, song đến nay không ít DN đánh giá việc triển khai còn nhiều bất cập, chưa thực sự đem lại lợi ích như mong đợi.

chế biến cá tra
Thủ tục xin cấp chứng thư cho hàng thủy sản XK theo NSW sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho DN nếu phần mềm được cải thiện. Ảnh: ST.

Cấp chứng thư vẫn là 1-2 ngày

Công ty CP Chế biến thủy sản Út Xi chuyên XK mặt hàng tôm thẻ chân trắng sang thị trường Trung Quốc. Tương ứng với số lô hàng XK, trung bình mỗi tháng, Công ty phải xin cấp khoảng 15-20 chứng thư. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Nguyễn Thị Thúy Huỳnh, nhân viên kinh doanh của DN này cho biết: Ngay từ thời điểm 1-4, Công ty đã bắt đầu triển khai việc xin cấp chứng thư theo NSW. Thời gian qua, tổng số lượng chứng thư DN được cấp qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia khoảng hơn 10 chứng thư.

“Thời gian đầu, việc cấp chứng thư theo NSW gặp rất nhiều trục trặc, lỗi hệ thống. Thậm chí, do lỗi quá nhiều nên ngày 1-4 bắt đầu thí điểm thì tới ngày 25-4 đã phải tạm ngừng để khắc phục. Ở thời điểm hiện tại, tình hình đã có cải thiện hơn. DN đã dần quen với cách làm mới. Tuy nhiên, so với cách làm truyền thống trước đây, việc áp dụng NSW chưa thực sự tạo ra sự khác biệt lớn, nổi bật bởi tổng thời gian từ khi DN nộp hồ sơ cho tới khi DN được cấp chứng thư cũng đều ở trong khoảng 1-2 ngày”, bà Huỳnh nói.

Liên quan tới vấn đề này, bà Thái Kim Đào, nhân viên Phòng Quản lý chất lượng, Công ty TNHH Chế biến thủy sản và XNK Trang Khanh (DN chuyên XK mặt hàng tôm thẻ chân trắng, tôm sú sang thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc) cho biết thêm: Với cách làm truyền thống, khi cần cấp chứng thư DN chỉ cần chuyển hồ sơ qua email tới Trung tâm chất lượng lượng Nông lâm thủy sản vùng 5 (Nafiqad 5) và hồ sơ được giải quyết ngay sau đó khoảng 2 giờ. Khi đã có chứng thư, DN cũng không cần trực tiếp đi lấy mà Nafiqad 5 sẽ gửi chứng thư theo đường chuyển phát nhanh để ngày hôm sau DN nhận được. Quy trình này DN đã quen thuộc và cũng không gặp vướng mắc gì. Trước đây, Công ty Trang Khanh là DN thuộc diện không ưu tiên, vẫn thường xuyên phải kiểm tra thực tế hàng hóa khi xin cấp chứng thư XK. Do vậy, khi chuyển sang cách làm mới theo NSW, sau khi gửi hồ sơ đi, hồ sơ được xử lý ở bộ phận tiếp nhận, kiểm nghiệm lấy mẫu rồi mới chuyển sang bộ phận cấp chứng thư. Tuy nhiên, khi hồ sơ tới bộ phận cấp chứng thư, DN lại không thể mở ra để khai thông tin đầy đủ, hoàn thiện quá trình cấp chứng thư. Vì yêu cầu công việc, khi áp dụng NSW thất bại, DN đã quay trở về cách làm cũ. “Hiện nay, DN đã nằm trong danh sách DN được ưu tiên nên sắp tới khi có lô hàng XK mới, Công ty sẽ tiếp tục thử áp dụng theo NSW, hy vọng mọi việc suôn sẻ và đem lại lợi ích thiết thực cho DN hơn so với cách xin cấp chứng thư truyền thống”, bà Đào nói.

Phần mềm chưa hợp lý

Theo đại diện một số DN đã tham gia tập huấn và cũng đang triển khai thủ tục xin cấp chứng thư theo NSW, bất cập nổi cộm hiện nay chính là phần mềm được thiết kế chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế của DN. Đó là nguyên nhân dẫn tới việc trong quá trình khai báo hồ sơ trên hệ thống Cổng thông tin một cửa Quốc gia, DN hay gặp phải vướng mắc như nhiều khi DN gửi hồ sơ chờ lâu mà không thấy hồ sơ được xử lý, khi đi hỏi mới biết cơ quan chức năng chưa nhận được hồ sơ đã khai hoặc DN không tải được chữ ký số khi khai báo hồ sơ…

Về vấn đề này, bà Đào đưa ra dẫn chứng cụ thể hơn: Trong khi khai báo hồ sơ xin cấp chứng thư, một trong những nội dung cần thiết là khai báo cảng đi, cảng đến của hàng hóa. Tuy nhiên, bất cập là, danh sách các cảng được thiết kế sẵn trong hệ thống lại không đầy đủ. Ví dụ, DN thường xuyên XK hàng từ cảng TP.HCM, song vì trong danh sách cảng không có cảng TP.HCM nên DN lại phải lựa chọn khai báo tạm sang những cảng lân cận như cảng Cát Lái. Tương tự, cảng đến của hàng hóa là cảng Incheon (Hàn Quốc) mà danh sách cũng thiếu vắng nên DN đành làm theo cách tương tự như khai báo với cảng xuất đi là lựa chọn một cảng lân cận cảng Incheon để khai vào. “Thông tin về cảng đi, cảng đến không chính xác, nhiều trường hợp khách hàng không chấp nhận, gây rắc rối cho DN”, bà Đào nói.

Theo lập luận của các DN, sở dĩ phần mềm chưa đáp ứng yêu cầu là bởi đơn vị thiết kế phần mềm chưa thực sự hiểu quy trình công việc cụ thể của việc xin cấp chứng thư cho hàng thủy sản XK. Đến thời điểm hiện tại, dù việc áp dụng thủ tục xin cấp chứng thư theo NSW đã có những bước tiến triển đáng kể so với thời gian đầu, song vẫn tồn tại không ít khó khăn, vướng mắc. Các DN mong muốn trước mắt, những vướng mắc sẽ được sớm tháo gỡ. Còn nếu có thể, đơn vị thiết kế phần mềm cũng như cơ quan chức năng liên quan nên tổ chức thêm buổi gặp mặt, trao đổi trực tiếp với các DN có nhu cầu làm thủ tục để tiếp thu ý kiến DN, hoàn thiện thêm phần mềm và tổ chức tập huấn lại cho DN.

Báo Hải Quan, 16/07/2016
Đăng ngày 16/07/2016
Thanh Nguyễn
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021
• 10:28 17/04/2025
• 10:03 17/04/2025
• 09:39 17/04/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025
• 15:13 11/05/2025
• 15:13 11/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 15:13 11/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 15:13 11/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:13 11/05/2025
Some text some message..