Cần tháo gỡ “rào cản Ethoxyquin” cho xuất khẩu tôm

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản là do “rào cản Ethoxyquin”.

rào cản ethoxyquin
Ảnh minh họa

Sau 6 năm, từ 2006 đến 2011 giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng trưởng liên tiếp, nhưng đến năm 2012 đã giảm mạnh tại 3 thị trường xuất khẩu chính là Nhật Bản, Mỹ và châu Âu. Đặc biệt, tháng 1 vừa qua, Nhật Bản đã rơi xuống vị trí thứ 2 trong số các thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam. Tháng 1, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản giảm tới 28% về giá trị so với tháng 12 ngoái.

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản là do “rào cản Ethoxyquin”. Từ tháng 5/2012, xuất khẩu tôm Việt Nam bắt đầu gặp khó khi 30% số lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản bị kiểm tra chất Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép (MRL) là 0,01 ppm. Đáng lưu ý là đến cuối tháng 8/2012, phía cơ quan chức năng của Nhật Bản đã tiến hành kiểm tra chất Ethoxyquin trong toàn bộ số lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Để bảo vệ uy tín sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường Nhật và tránh gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có nhiều văn bản kiến nghị Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan, đề nghị có biện pháp khẩn cấp ngăn ngừa chất Ethoxyquin trong nuôi tôm; đồng thời đề nghị cơ quan thẩm quyền Nhật Bản áp dụng mức dư lượng Ethoxyquin tối đa cho phép là 1ppm trong sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam.

Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước đã “vào cuộc” giải quyết vấn đề “rào cản Ethoxyquin” tại thị trường Nhật Bản. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã gửi Công hàm tới Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đề nghị nâng mức kiểm soát dư lượng Ethoxyquin trong sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam từ 0,01 ppm lên 1 ppm như đã áp dụng cho sản phẩm cá nhập khẩu. Cùng với đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên đến thời điểm này, việc xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết: “Theo chúng tôi biết, phía Nhật Bản cũng đã tiến hành đánh giá rủi ro cũng như đang xem xét để đưa ra mức dư lượng tối đa cho phép đối với hàm lượng Ethoxyquin trong sản phẩm tôm. Hy vọng chỉ số này được cải thiện, bởi vì so với sản phẩm cá nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản, chỉ tiêu áp dụng đối với sản phẩm tôm là quá thấp và không thể áp dụng cho sản phẩm tôm được. Đồng thời, hy vọng phía Nhật Bản có thể quyết định điều chỉnh sớm về chỉ tiêu hàm lượng Ethoxyquin trong sản phẩm tôm, như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vượt qua rào cản hiện nay rất khó khăn”./.

Hữu Tiến/VOV – Trung tâm tin
Đăng ngày 28/02/2013
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 05:07 06/05/2025
• 05:07 06/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 05:07 06/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 05:07 06/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:07 06/05/2025
Some text some message..