Cách xử lý nhớt bạt trong ao nuôi tôm

Việc sử dụng vi sinh để kiểm soát mầm bệnh, xử lý môi trường mà đặc biệt là khử nhớt bạt là một phương pháp không còn quá xa lạ và đang dần thay thế vị trí của kháng sinh trong nuôi tôm thâm canh.

nhớt bạt
Sử dụng vi sinh để kiểm soát nhớt bạt là một phương pháp an toàn phổ biến trong nuôi tôm.

Đặc điểm vượt trội của ao nuôi tôm lót bạt

Chất lượng nước ao sẽ dễ dàng được quản lý hơn do không có sự tiếp xúc với đất đáy và bờ ao. Nhất là có thể hạn chế phèn, tránh làm pH giảm thấp khi trời mưa lớn. Bạt lót ao sẽ ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập mặn từ các khu vực khác, kiểm soát tối đa sự thất thoát nước trong ao nuôi tôm. Với sự trơn cứng của bạt cũng hạn chế được sự phát triển của ký sinh trùng và vi khuẩn, điều này sẽ hạn chế mầm bệnh tích tụ.

Việc lót bạt này cũng sẽ rút ngắn thời gian làm sạch đáy ao, từ 45 ngày xuống chỉ còn 4-8 ngày, có thể làm tăng số vụ nuôi mỗi năm với năng suất cao hơn. Khi đó, người ta dễ dàng tạo một hố siphon ở giữa nền đáy, giảm sự tích tụ chất thải và khí độc, loại bỏ bớt các chất lơ lửng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

Ngoài ra, lớp bạt lót này cũng ngăn chặn được sự xói mòn của bờ ao do sóng gió và dòng nước tạo ra từ quạt, giúp giảm đáng kể chi phí bảo trì và sửa chữa ao. Cộng thêm ở ao bạt thì hệ thống oxy dễ dàng được lắp đặt hơn, từ đó có thể thả tôm với mật độ cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích. Và bởi vì đáy ao sạch hơn thì thời gian thu hoạch sẽ nhanh hơn, có ít tôm bị bẩn mang hơn (bùn hữu cơ tích lũy) và khi tôm sạch hơn thì chắc chắn sẽ có giá tốt hơn.

Khó khăn của ao nuôi tôm lót bạt

Tuy nhiên, khi nuôi bạt vẫn có không ít khó khăn tác động đến sản lượng và năng suất tôm nuôi. Trong đó nổi bật nhất là sự xuất hiện và gây hại của nhớt.

a. Nguồn gốc của nhớt bạt

Sau một thời gian nuôi, bạt ao rất dễ bị đóng rong nhớt, nhất là thời điểm gần cuối vụ khi mùn bã hữu cơ và thức ăn thừa tích tụ quá nhiều. Bên cạnh đó, với những ao nuôi có nước quá trong, khi ánh sáng xuyên thấu xuống đáy, phèn và kim loại nặng lắng tụ cũng tạo điều kiện cho rong nhớt bám trên bạt xuất hiện ngày càng dày đặc hơn. 

b. Vì sao phải xử lý rong nhớt bám trên bạt?

Tình trạng nhớt trên bạt tiếp diễn trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu đối với ao nuôi. Điều này kéo theo sự biến động nhiều hơn các yếu tố thuỷ lý hoá trong ao, làm tôm dễ mắc các bệnh như vàng mang, đen mang, đốm thân,… Ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển về sau của tôm. Rong nhớt bám trên bạt chính là nơi cư trú của nhiều mầm bệnh nguy hiểm, chúng có thể là ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc cả vi rút. Nếu rong nhớt quá dày thì chúng còn cạnh tranh dinh dưỡng với sự phát triển của những nhóm tảo có lợi cho tôm.

Tôm nếu ăn nhầm phải thức ăn có lẫn rong nhớt thì đường ruột cũng sẽ không khỏe mạnh, dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công làm xuất hiện phân trắng. Cộng thêm việc gan tụy tôm sẽ phải làm việc với năng suất cao hơn, sẽ rất dễ bị hư hại, làm rối loạn sức khỏe tôm. Vì có bản chất như tảo nên khi chết, xác của rong nhớt cũng có thể phân hủy thành một số khí độc nguy hiểm.

c. Phòng ngừa, hạn chế nhớt bạt

Để hạn chế tác hại của rong nhớt, phải luôn giữ mực nước ao và độ trong ổn định, sao cho ánh sáng không xuyên được xuống đáy. Trước khi thả nuôi nên gây màu nước ao, đồng thời cũng tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên và bổ sung các acid amin cần thiết cho tôm phát triển. Cách dễ thực hiện nhất chính là cân đối lượng thức ăn cho tôm, hạn chế thức ăn thừa để cắt đứt nguồn dinh dưỡng, hạn chế phát triển dày đặc của rong nhớt trong ao. Đồng thời phải xử lý môi trường thường xuyên và bổ sung dưỡng chất, để đảm bảo sức khỏe cho tôm đủ sức chống lại sự gây hại của nhớt bạt.


Cách xử lý triệt để nhớt trong ao bạt
Sivibac Plus (Sivibac+) - dòng vi sinh bền nhiệt, chịu mặn cao. Đây là dòng vi sinh vật có lợi, cải thiện môi trường một cách lâu dài, hỗ trợ sự cân bằng sinh học. Đặc biệt là giúp nuôi tôm có lót bạt sạch nhớt thấy rõ. Sự đa dạng chủng vi sinh trong Sivibac+ giúp làm đa dạng khả năng xử lý các chất thải trong môi trường nuôi, có tác dụng triệt để đối với rong nhớt.
Chất lượng làm sạch rong nhớt bạt ao của Sivibac+ đã được kiểm chứng ở nhiều khu vực nuôi. Và đều nhận được những phản hồi tích cực từ người sử dụng. Dùng hẳn 100g hoặc ủ 50g Sivibac+ với 1 lít mật đường, sục khí liên tục trong 18-24h, rồi sử dụng hết cho 2000m3 nước. Trường hợp mật độ rong nhớt quá cao hay đánh hố siphon thì liều trên chỉ dùng cho 1000m3 nước. Tuy nhiên điều kiện cần thiết để vi sinh trong Sivibac+ hoạt động tốt hơn là hàm lượng phèn trong ao phải dưới 0.2mg/l, nếu phèn quá cao thì hiệu quả giảm rong nhớt sẽ không cao. 
Đăng ngày 30/03/2021
Phòng kỹ thuật An Bình
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021
• 10:28 17/04/2025
• 10:03 17/04/2025
• 09:39 17/04/2025

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025
• 04:46 07/05/2025
• 04:46 07/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 04:46 07/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 04:46 07/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:46 07/05/2025
Some text some message..