Cá tầm nhập lậu “làm mưa làm gió”

Giá bán rất rẻ, chỉ bằng 2/3 giá cá tầm nuôi trong nước, cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc hiện đang “làm mưa làm gió” thị trường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp nuôi trồng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh, ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng.

cá tầm trung quốc
Một tiểu thương tại chợ Thành Công (Hà Nội) cho biết, cá tầm Trung Quốc thường ngắn và béo còn cá tầm Việt Nam dài và thon

80-90% là cá tầm Trung Quốc

Hiện nay, cá tầm được tiêu thụ phổ biến tại hầu khắp các chợ dân sinh, nhà hàng trên địa bàn cả nước, đặt biệt tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Người tiêu dùng rất dễ dàng mua được cá tầm nhập lậu tại chợ Thành Công, chợ Nghĩa Tân, cửa hàng chuyên bán hải sản trên phố Thể Giao… Tại các điểm kinh doanh trên khi được hỏi người bán đều trả lời, đó là cá tầm Sa Pa, Tam Đảo…

Một chủ bán cá tầm lớn tại chợ Thành Công khẳng định, cá được chị lấy tại Sa Pa. Giá cá tầm được chị bán với mức 180.000 đồng/kg. Tương tự, tại chợ Nghĩa Tân, giá cá tầm cũng được bán dao động từ 160.000-180.000 đồng/kg, tùy trọng lượng. Nhiều người bán cho hay, xu hướng tiêu dùng cá tầm của người dân ngày càng tăng.

Không những được bày bán phổ biến ở hầu khắp các chợ, cá tầm còn trở thành món ăn chính trong thực đơn của nhiều nhà hàng lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Song, tại đây cá tầm được bán với giá rất cao, từ 500.000-700.000 đồng/kg. Lý giải về giá trên, nhân viên của một nhà hàng trên phố Nguyễn Gia  Thiều cho rằng, do cá tầm ngoài chợ phần lớn là hàng nhập từ Trung Quốc, còn cá tầm ở đây được nuôi trong nước, chất lượng cá ngon hơn, đảm bảo hơn. Tuy nhiên, những người nuôi cá tầm trong nước đều khẳng định, thị trường cá tầm ở Hà Nội chiếm đến 80-90% là cá tầm Trung Quốc.

Cá tầm từ Trung Quốc nhập về Việt Nam theo hai đường, tiểu ngạch và nhập lậu qua các tỉnh có cửa khẩu thông thương như Tân Thanh, Hữu Nghị, Đồng Đăng (Lạng Sơn); Hoành Mô, Bắc Phong Sinh, Móng Cái (Quảng Ninh); Lào Cai (tỉnh Lào Cai); Tà Lùng (Cao Bằng)... Giá cá tầm Trung Quốc khi về đến biên giới Việt Nam vào khoảng 130.000-150.000 đồng/kg, bằng một nửa hoặc 2/3 so với giá bán trong nước.

Cá “ngoại” hại cá “nội”

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cá tầm Việt Nam - Bắc Giang bức xúc: “Tôi tham gia vào lĩnh vực nuôi cá tầm từ năm 2005 đến nay nhưng không thể phát triển mô hình ra rộng hơn được vì gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh với cá tầm nhập lậu giá rẻ từ bên kia biên giới”. Theo ông Khải, hiện công ty đang nuôi cá tầm thương phẩm tại Hữu Lũng- Lạng Sơn nhưng quy mô nhỏ, chỉ cung cấp trên địa bàn và tỉnh Bắc Giang.

Cá tầm Trung Quốc có giá rẻ theo lý giải là do, Trung Quốc tự sinh sản được giống trong khi Việt Nam phải nhập khẩu từ Nga, và đặc biệt, giá thức ăn rẻ hơn nhiều lần. Bởi vậy, doanh nghiệp nuôi cá tầm trong nước đều khó cạnh tranh được về mặt giá thành. “Chúng tôi cũng đã có nhiều văn bản, đơn từ kiến nghị gửi các cơ quan chức năng nhưng không có gì biến chuyển. Doanh nghiệp cũng chỉ biết trông chờ sự vào cuộc của cơ quan chức năng chứ không thì khốn đốn lắm”, ông Khải chia sẻ. Theo đó, cá tầm hiện được công ty ông Khải và một số công ty trong nước bán ra với giá bán buôn là 210.000-220.000 đồng/kg, bán lẻ là 250.000-300.000 đồng/kg. So sánh với giá cá tầm Trung Quốc, giá bán tại các chợ là 160.000-180.000 đồng/kg thì dễ hiểu, vì sao cá tầm trong nước rất khó phát triển.

“Nếu cơ quan chức năng không vào cuộc thì ngành nuôi cá tầm Việt Nam sẽ khó phát triển. Chúng tôi cần sự cạnh tranh công bằng, cá phải được nhập khẩu theo đường chính ngạch, vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa đảm bảo tiêu chí an toàn cho người tiêu dùng mà Nhà nước cũng không thất thu”, ông Khải đề xuất. Cũng theo ông Khải, vấn đề là các cơ quan chức năng có vào cuộc hay không, còn việc buôn lậu cá tầm không khó xử phạt, ngăn chặn!

An Ninh Thủ Đô 2/3,
Đăng ngày 04/03/2013
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 15:16 13/05/2025
• 15:16 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 15:16 13/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 15:16 13/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:16 13/05/2025
Some text some message..