Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
Cá sấu hỏa tiễn được du nhập vào nước ta để làm cá cảnh

Loài cá ngoại lai mang mầm mống xâm hại lớn 

Cá sấu hỏa tiễn (tên khoa học Lepisosteus osseus), được tìm thấy nhiều ở vùng Bắc Mỹ. Chúng thuộc loài Lepidosteiformes thuộc ngành động vật có dây sống, lớp cá vây tia, bộ cá láng và nằm trong họ mõm dài.  

Từ lâu, chúng đã được mệnh danh là “thủy quái nước ngọt” bởi ngoại hình kỳ dị cùng những tập tính độc lạ của mình.  

Trước đây, cá sấu săn mồi là một trong những loài “thủy quái” hiếm hoi có lịch sử tồn tại lâu đời trên thế giới, nhưng khoảng mấy chục năm trở lại đây do xuất phát từ sự ưa chuộng của nhiều người nuôi cá cảnh mà loài cá này đã nhanh chóng phổ biến.  

Nếu chỉ dừng lại ở việc sở hữu loài cá này chỉ để phục vụ cho những người nuôi cá cảnh thì mọi chuyện không có gì đáng bàn cãi, dù rằng việc mua bán cá sấu hỏa tiễn chưa được cơ quan chức trách Việt Nam xem là hợp lệ.  

Cá sấu hỏa tiễnLoài cá này có khả năng gây tận diệt cho những loài bản địa 

Sở dĩ, chúng mang nguy cơ gây hại là bởi nhiều người nuôi chúng đã “phóng sinh” hoặc có trường hợp để “sổng” chúng ra tự nhiên. Từ đó, cá sấu hỏa tiễn đã “tác oai tác quái” và trở thành kẻ cạnh tranh thức ăn, nơi sinh sản và nghiêm trọng hơn là gây tận diệt cho những loài bản địa. 

Cá sấu hỏa tiễn có kỹ năng săn mồi đáng gờm 

Cá sấu hỏa tiễn là động vật ăn thịt, do đó, khả năng săn mồi của chúng gần như là một bản năng. Nhờ vào những vũ khí tự thân, cá sấu hỏa tiễn còn được nhiều người khen ngợi là một trong những loài cá sở hữu kỹ năng săn mồi cực đỉnh.  

Là loài có cân nặng không quá lớn, chỉ từ khoảng 5-7kg với kích thước phổ biến là 112-150cm, nhưng chúng lại có sức chịu đựng rất cao (cụ thể là khoảng 2 tiếng trên cạn) và có  thể sống đến 70 năm nếu được được sống trong điều kiện thích hợp. 

Thường ngày, cá sấu hỏa tiễn không di chuyển nhiều và thích trú ẩn ở những nơi yên tĩnh. Song, khi đói chúng lại rất hung dữ và sẵn sàng thể hiện những kỹ năng săn mồi bậc thầy. 

Với ưu thế là cái mõm dài đặc trưng của họ cá sấu kết hợp với hàm răng sắc nhọn được cấu thành theo kiểu răng kép và hàm trên có độ sắc bén hơn khiến việc cắn xé con mồi trở nên nhanh gọn và dễ dàng hơn bao giờ hết. 

Do có lối sống thụ động nên quá trình săn mồi của cá sấu hỏa tiễn cũng diễn ra thầm lặng và tiêu tốn khá nhiều thời gian. Khi xác định được mục tiêu, cá sấu hỏa tiễn sẽ kiên nhẫn theo dõi con mồi và phục kích bất ngờ để hạ gục đối thủ bằng bộ răng sắc như dao của chúng. 

Cá sấu hỏa tiễnCá sấu hỏa tiễn rất kiên nhẫn để phục kích con mồi 

Một yếu tố khiến loài cá này trở thành “sát thủ” săn mồi nằm ở hình dáng bên ngoài của chúng. Cá sấu hỏa tiễn sở hữu dáng đầu giống cá sấu, còn thân lại tương đối giống đại đa số cá ở vùng nước ngọt (nhiều người hay nói thân loài cá này khá gần với cá lóc) mà nhờ cấu tạo đặc biệt này, chúng có khả năng di chuyển rất dễ dàng trong môi trường nước. Với màu sắc chủ đạo là nâu, xám, đen nên cá sấu hỏa tiễn còn có kỹ năng ngụy trang đáng gờm. Đặc biệt, xung quanh loài cá này còn được bao phủ bởi một lớp vảy hết sức kiên cố giúp chúng luôn tự tin, mạnh mẽ khi tấn công đối thủ mà không lo ngại sẽ bị thương. 

Dù có những kỹ năng tuyệt vời như thế, nhưng cá sấu hỏa tiễn không phải là loài cá cảnh nên nuôi nhốt và quan trọng hơn là càng không nên thả chúng ra môi trường tự nhiên.  

Khả năng xâm hại của cá sấu hỏa tiễn đã được chứng thực ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó, khi phát hiện loài cá này được phát tán ngoài tự nhiên, người dân phải nhanh chóng báo với các cơ quan chức trách để có những biện pháp giải quyết kịp thời. 

Đăng ngày 11/12/2023
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Lạ

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Khám phá “chiêu thức” tự vệ siêu độc lạ của một số sinh vật biển

Để sinh tồn trong thế giới đại dương, nhiều sinh vật biển đã hình thành nên những “chiêu thức” tự vệ để bảo vệ bản thân khỏi kẻ săn mồi đáng sợ.

Sinh vật biển
• 09:55 25/03/2025

Những cách “giao tiếp” độc lạ của sinh vật biển

Khi nhắc đến giao tiếp trong thế giới động vật, chúng ta thường nghĩ ngay đến những tiếng kêu đặc trưng của các loài trên cạn. Tuy nhiên, không chỉ trên cạn mà ngay cả dưới lòng đại dương sâu thẳm, nhiều loài sinh vật biển cũng sở hữu những cách thức giao tiếp bằng âm thanh vô cùng độc đáo.

Sinh vật biển
• 09:49 11/03/2025

Loài cá có chiếc dạ dày siêu to khổng lồ

Cá biển đen (Chiasmodon niger) là một loài cá biển sâu thuộc họ Chiasmodontidae. Loài này được biết đến với khả năng nuốt những con cá lớn hơn chính nó. Loài này phân bố trên toàn thế giới ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở vùng biển giữa và biển sâu ở độ sâu 700–2.745m.

Chiasmodon niger
• 10:45 05/03/2025

Cách mà đại dương bắt trend “ăn gì chưa người đẹp”

Lần đầu tiên trong lịch sử, một chú sứa không chỉ biết bơi mà còn biết bắt trend! Hãy cùng khám phá sự xuất hiện của chú sứa mặt người với phần bình luận thú vị "Rong rêu gì chưa người đẹp?" - chắc chắn sẽ khiến bạn vừa phải bật cười lại vừa phải suy ngẫm.

Sứa AI
• 10:33 20/02/2025
• 07:28 03/05/2025
• 07:28 03/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 07:28 03/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 07:28 03/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:28 03/05/2025
Some text some message..