Cá mập voi: Loài cá mập có cách săn mồi “cá biệt”

Ít ai có thể ngờ rằng ở đại dương tồn tại một loài cá voi với tên gọi là cá mập voi không có sở thích săn mồi dù đa số cá voi mà điển hình là cá voi sát thủ vốn được biết đến là kẻ có kỹ năng săn mồi đẳng cấp.

Cá mập voi
Cá mập voi là loài cá voi “cá biệt” trong họ nhà cá voi

Những điều thú vị về cá mập voi 

Tính đến thời điểm hiện tại, cá mập voi hay còn được gọi là cá nhám voi (tên khoa học là Rhincodon typus, Smith, 1829) là loài cá lớn nhất trên thế giới. Dù có tên là cá mập voi nhưng thực sự thì chúng không phải là họ hàng của cá voi mà thuộc về họ cá mập. Tuy nhiên, cá mập voi dường như thích một đời sống đơn độc hơn là tụ thành bầy hay nhóm để chung sống hay săn mồi. 

Trên thế giới, cá mập voi được phát hiện ở những vùng biển ấm cũng như ở tất cả các vùng nước nhiệt đới. Song, cá mập voi cũng đã được phát hiện ở những vùng nước lạnh hơn như ngoài khơi bờ biển New York. Theo IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế), có đến 75% cá mập voi được tìm thấy ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 

Không hổ danh là loài cá lớn nhất đại dương, trung bình một con cá mập voi trưởng thành có chiều dài từ 5,5m đến 10m; nhưng chúng cũng có thể đạt tới 12m và nặng đến 18,7 tấn.  

Ngoài kích thước, cá mập voi còn sở hữu những đặc điểm nổi bật khác. Chẳng hạn, chúng có phần đầu to và phẳng cùng một mõm tù. Ở đó mọc ra những sợi râu ngắn đóng vai trò như một cơ quan cảm giác.  

Cá mập voiCá mập voi là loài cá lớn nhất đại dương

Bên trên tấm lưng màu xám tới màu nâu vừa dài vừa rộng của loài cá này còn được điểm tô những đốm trắng và sọc màu xám xanh. Phần bụng của cá mập voi phủ một màu trắng đục tương phản với phần trên. Đặc biệt, những đốm trắng trên mỗi con cá mập voi được ví như dấu vân tay ở con người bởi đây chính là đặc điểm “định danh” để tạo nên sự riêng biệt của chúng.  

Cá mập voi cũng được biết đến với tư cách là một sinh vật biển có tuổi thọ dài nhất thế giới bởi loài cá này có thể sống tới 100 đến 150 năm. 

Loài cá lớn nhất đại dương có sở thích “đánh chén” lạ đời 

Chỉ cần nhìn vào ngoại hình khổng lồ của cá mập voi thì chúng ta cũng biết rằng chúng có rất nhiều lợi thế để trở thành một tay săn mồi khét tiếng. Ấy thế mà chúng chỉ thích tiêu hóa những con mồi có kích thước gần như là nhỏ bé nhất đại dương. 

Được biết, một con cá mập voi có miệng rộng khoảng 1,5m và có đến hơn 300 cái răng. Kỳ lạ là chúng không sử dụng miệng và răng phục vụ việc săn mồi mà coi bộ phận đó như một máy lọc thức ăn. 

Theo National Geographic, cách săn mồi của cá mập voi thuộc kiểu ăn lọc, nghĩa là chúng sẽ không tấn công hay xé nhỏ con mồi giống như hầu hết họ hàng của mình mà sẽ mở miệng hàng giờ để hút nước vào bên trong. Sau đó, chúng tiến hành lọc thức ăn bằng các tấm lọc ở lối dẫn vào cổ họng. Kết thúc quá trình ăn lọc, cá mập voi phun nước cùng với những phần cặn trở lại biển. 

Một sự thật hẳn sẽ khiến nhiều người kinh ngạc, đó là trung bình một con cá mập voi có thể hút khoảng 600.000 lít nước mỗi giờ, điều này có nghĩa là chúng có thể đổ đầy bể bơi theo kích thước chuẩn Olympic chỉ trong vòng 4 tiếng. 

Cá mập voi chỉ yêu thích những con mồi có kích thước nhỏ 

Do cơ chế lọc này, thức ăn chính của cá mập voi là sinh vật phù du (một loại thức ăn dồi dào nhất ở đại dương), nhưng chúng cũng ăn một số động vật nhỏ khác như: Cá mòi, cá cơm, cá thu, mực, cá ngừ, trứng cá, tôm, tảo và các thực vật biển khác. 

Dù là một loài cá có nhiều đặc điểm vô cùng thú vị, nhưng cá mập voi vẫn chưa được giới nghiên cứu chú ý như những sinh vật biển khác. Ngày nay, cá mập voi còn đang phải đối diện với tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng về môi trường sống do ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Đến hiện tại thì cá mập voi đã được xếp vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.  

Đăng ngày 15/03/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Lạ

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Khám phá “chiêu thức” tự vệ siêu độc lạ của một số sinh vật biển

Để sinh tồn trong thế giới đại dương, nhiều sinh vật biển đã hình thành nên những “chiêu thức” tự vệ để bảo vệ bản thân khỏi kẻ săn mồi đáng sợ.

Sinh vật biển
• 09:55 25/03/2025

Những cách “giao tiếp” độc lạ của sinh vật biển

Khi nhắc đến giao tiếp trong thế giới động vật, chúng ta thường nghĩ ngay đến những tiếng kêu đặc trưng của các loài trên cạn. Tuy nhiên, không chỉ trên cạn mà ngay cả dưới lòng đại dương sâu thẳm, nhiều loài sinh vật biển cũng sở hữu những cách thức giao tiếp bằng âm thanh vô cùng độc đáo.

Sinh vật biển
• 09:49 11/03/2025

Loài cá có chiếc dạ dày siêu to khổng lồ

Cá biển đen (Chiasmodon niger) là một loài cá biển sâu thuộc họ Chiasmodontidae. Loài này được biết đến với khả năng nuốt những con cá lớn hơn chính nó. Loài này phân bố trên toàn thế giới ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở vùng biển giữa và biển sâu ở độ sâu 700–2.745m.

Chiasmodon niger
• 10:45 05/03/2025

Cách mà đại dương bắt trend “ăn gì chưa người đẹp”

Lần đầu tiên trong lịch sử, một chú sứa không chỉ biết bơi mà còn biết bắt trend! Hãy cùng khám phá sự xuất hiện của chú sứa mặt người với phần bình luận thú vị "Rong rêu gì chưa người đẹp?" - chắc chắn sẽ khiến bạn vừa phải bật cười lại vừa phải suy ngẫm.

Sứa AI
• 10:33 20/02/2025
• 22:30 05/05/2025
• 22:30 05/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 22:30 05/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 22:30 05/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:30 05/05/2025
Some text some message..