Cá linh Thái Bình Dương: Loài cá thay răng nhanh như thay áo

Liệu bạn có bao giờ tưởng tượng được việc một sinh vật biển có khả năng rụng răng và mọc răng nhanh đến chóng mặt? Không phải một tuần, một tháng hay một năm mà một loài cá có tên là cá linh Thái Bình Dương mất tới 20 chiếc răng mỗi ngày và đồng thời có khả năng tái tạo răng nhanh cũng không kém.

Cá linh Thái Bình Dương
Cá linh Thái Bình Dương có đến hàng trăm chiếc răng

Loài cá sở hữu cái miệng hết sức đáng sợ 

Cá linh Thái Bình Dương (tên khoa học là Ophiodon elongatus) hay còn gọi với một số cái tên khác là cá la hán, cá mú bông. Đây là một loài cá săn mồi được tìm thấy ở Bắc Thái Bình Dương.  

Nhìn sơ qua, cá linh Thái Bình Dương trông giống như những chú cá thông thường khác. Chúng có một cái đầu và miệng tương đối to với thân hình thuôn dài màu xanh lục, nâu và xám. Kích thước lớn nhất được ghi nhận ở cá linh Thái Bình Dương là 1,5m.  

Loài cá này thường đánh lừa nhiều người rằng chúng vô hại thông qua ngoại hình không quá gì nổi bật. Nhưng sự thật là chúng lại là loài cá sở hữu cái miệng đáng sợ nhất nhì trên thế giới. 

Đối với cá linh Thái Bình Dương, người ta không phân biệt răng của chúng theo răng cửa, răng hàm và răng nanh bởi số lượng răng của loài cá này phải lên đến con số 555 chiếc răng vô cùng sắc nhọn. 

Theo nghiên cứu sinh tiến sĩ sinh học tại Đại học Washington - Karly Cohen thì “Mọi bề mặt xương trong miệng của chúng đều được bao phủ bởi răng”. Cụ thể, không chỉ có răng trên hàm mà ngay cả ở vòm miệng cứng của cá linh Thái Bình Dương cũng được lấp đầy bằng hàng trăm cây răng nhỏ. 

Ngoài ra, loài cá này còn có một bộ hàm phụ khác, được gọi là hàm yết hầu. Nhờ có bộ phận này mà cá linh Thái Bình Dương có thể nhai thức ăn hệt như cách chúng ta sử dụng răng hàm.  

Cá linh Thái Bình DươngẨn giấu sau vẻ ngoài bình thường của cá linh Thái Bình Dương là một cái miệng đáng sợ. Ảnh: pewtrusts.org

Sự thật về khả năng “thay răng” chóng mặt của chúng 

Dù rằng việc phát hiện ra số lượng răng “khủng” cùng khả năng thay răng của cá linh Thái Bình Dương đã được nhiều tài liệu khoa học công bố từ rất lâu. Song, có không ít quan điểm chỉ ra sự bất thường trong luận điểm trên.

Nếu so sánh việc thay răng của loài cá này với việc con người rụng tóc mỗi ngày thì quả thực tốc độ thay răng của cá linh Thái Bình Dương là điều khá bất khả thi.  

Để giải thích điều này, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu và cho ra kết quả là trung bình mỗi con cá linh Thái Bình Dương có thể rụng khoảng 20 chiếc răng mỗi ngày và không mất quá nhiều thời gian để chúng mọc lại răng mới. Tuy nhiên, quá trình rụng và thay răng nhanh chóng này không có liên hệ gì đến việc ăn uống của chúng.  

Như vậy, nguyên nhân thật sự khiến cá linh Thái Bình Dương thay răng liên tục trong suốt cuộc đời của mình vẫn còn là một điều bí ẩn. Hoặc cũng có thể việc rụng và mọc răng của chúng chỉ là một quá trình thất thoát rồi tái tạo bình thường diễn ra ở loài cá này. 

Cá linh Thái Bình DươngKhả năng thay răng của chúng đặt ra không ít nghi vấn. Ảnh: eikojonesphotography

Trên nhiều diễn đàn khoa học, cá linh Thái Bình Dương đã nổi lên như một hiện tượng độc đáo về khả năng thay răng nhanh như thay áo của mình. Điều này đã góp phần biến loài cá này trở thành một loài cá đặc biệt thu hút đối với giới nghiên cứu.  

Cũng có thể do sức hút trên mà cá linh Thái Bình Dương cũng dần bị đánh bắt quá mức và đang gặp tình trạng suy giảm về số lượng nghiêm trọng. Hiện tại, ngày càng có nhiều hoạt động như đưa ra quy định về kích thước tối thiểu hay giới hạn số lượng cá linh có thể đánh bắt cùng nhiều nỗ lực khác được thực hiện nhằm bảo tồn loài cá thú vị này.  

Đăng ngày 27/02/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Lạ

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Khám phá “chiêu thức” tự vệ siêu độc lạ của một số sinh vật biển

Để sinh tồn trong thế giới đại dương, nhiều sinh vật biển đã hình thành nên những “chiêu thức” tự vệ để bảo vệ bản thân khỏi kẻ săn mồi đáng sợ.

Sinh vật biển
• 09:55 25/03/2025

Những cách “giao tiếp” độc lạ của sinh vật biển

Khi nhắc đến giao tiếp trong thế giới động vật, chúng ta thường nghĩ ngay đến những tiếng kêu đặc trưng của các loài trên cạn. Tuy nhiên, không chỉ trên cạn mà ngay cả dưới lòng đại dương sâu thẳm, nhiều loài sinh vật biển cũng sở hữu những cách thức giao tiếp bằng âm thanh vô cùng độc đáo.

Sinh vật biển
• 09:49 11/03/2025

Loài cá có chiếc dạ dày siêu to khổng lồ

Cá biển đen (Chiasmodon niger) là một loài cá biển sâu thuộc họ Chiasmodontidae. Loài này được biết đến với khả năng nuốt những con cá lớn hơn chính nó. Loài này phân bố trên toàn thế giới ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở vùng biển giữa và biển sâu ở độ sâu 700–2.745m.

Chiasmodon niger
• 10:45 05/03/2025

Cách mà đại dương bắt trend “ăn gì chưa người đẹp”

Lần đầu tiên trong lịch sử, một chú sứa không chỉ biết bơi mà còn biết bắt trend! Hãy cùng khám phá sự xuất hiện của chú sứa mặt người với phần bình luận thú vị "Rong rêu gì chưa người đẹp?" - chắc chắn sẽ khiến bạn vừa phải bật cười lại vừa phải suy ngẫm.

Sứa AI
• 10:33 20/02/2025
• 11:20 04/05/2025
• 11:20 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 11:20 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 11:20 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:20 04/05/2025
Some text some message..