Bí mật "mỏ" cá khổng lồ hàng trăm năm giữa Hà Nội

Hồ Tây rộng 527ha, là “lá phổi” của Thủ đô cũng như tiềm năng rất lớn về kinh tế thủy sản. Vậy nhưng, mỗi năm đơn vị quản lý khai thác Hồ Tây bán ra thị trường khoảng 400 tấn cá nhưng việc hạch toán như thế nào thì không mấy ai biết.

hồ Tây Hà Nội
Một góc Hồ Tây - "mỏ" cá lớn ở Hà Nội

Sôi động “chợ” cá Hồ Tây

Ở Hà Nội, so với các loại cá khác, cá Hồ Tây được bán với giá cao hơn từ 5 đến 20 nghìn đồng/kg. Tại các chợ dân sinh, cá rô phi khoảng 50 nghìn/kg thì cá Hồ Tây khoảng 55 nghìn/kg. Tương tự, cá trôi, trắm ở chợ ngoài khoảng 60 nghìn/kg thì cá Hồ Tây khoảng 70 nghìn/kg.

Đặc biệt, cá chép Hồ Tây bán từ 100 đến 120 nghìn/kg. Tùy theo trọng lượng, cá càng to thì giá càng cao. Cá Hồ Tây được đánh giá ngon, bổ dưỡng hơn các loại cá khác vì là cá tự nhiên, không phải được nuôi bởi thức ăn công nghiệp.

Nhờ cá có thương hiệu, ở ven Hồ Tây mọc lên rất nhiều quán thủy sản chuyên kinh doanh tôm, cá Hồ Tây, thu hút đông khách. Một chủ quán giấu tên cho biết, bà mở quán cả chục năm nay, “thực phẩm chủ yếu mua từ thủy sản Hồ Tây”.

Trước đây, cứ sáng sớm bà lại đến Xí nghiệp Nuôi trồng thủy sản Hồ Tây (phố Nhật Chiêu, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) ở ngay ven hồ mua cá. Hiện có người cứ sáng sớm là mang thẳng cá đến quán, bà không phải đến mua như trước. Chủ quán cho biết, ngoài cá bà mua thêm tôm, nhưng tôm hiếm, không phải ngày nào cũng mua được.

Người này tiết lộ, do cá Hồ Tây được giá, ban đêm có người đến hồ khai thác trộm. Họ bắt đầu thả lưới từ 1-2h sáng, đến khoảng 5h30 thì lên bờ, đưa sản phẩm thu được đi bán. “Bắt trộm cá Hồ Tây trở thành nghề tay trái với một số người. Một đêm họ kiếm được mấy trăm nghìn, thậm chí ngày may mắn kiếm gần triệu bạc”, bà chủ quán tiết lộ.

Nhiều tiểu thương đến mua cá từ Xí nghiệp Nuôi trồng thủy sản Hồ Tây rồi đem bán ở một số chợ xung quanh. Việc đánh bắt cá Hồ Tây ngày nào cũng được Xí nghiệp thực hiện. Phóng viên đã tham dự nhiều buổi bán cá của Xí nghiệp cho tiểu thương. Từ khoảng tờ mờ sáng đã có người đến mua cá. Mỗi tiểu thương mua từ 10 đến 30kg hoặc nhiều hơn, chở bằng thùng trên xe máy.

Một tiểu thương cho biết, ở đây chủ yếu có các loại cá như rô, mè, trắm, chép. “Nhiều thùng cá không phân loại, có tổng hợp các loại cá; giá trung bình mỗi kilôgam cá ở thùng đó khoảng 70-80 nghìn đồng”, tiểu thương này nói. Trọng lượng trung bình mỗi con cá ở đây từ vài lạng đến vài kilôgam. Việc bán cá của Xí nghiệp cho tiểu thương kéo dài 2-3 tiếng đồng hồ. Theo quan sát của phóng viên cũng như lời tiểu thương, việc mua bán này không có hóa đơn chứng từ gì. Sơ bộ mỗi ngày Xí nghiệp bán cho tiểu thương khoảng hơn 1 tấn cá các loại.

thu mua cá
Tiểu thương mua cá tại Xí nghiệp Nuôi trồng thủy sản Hồ Tây

Tiền chảy về đâu?

Cho dù việc mua bán cá được thực hiện hàng ngày giữa Xí nghiệp và tiểu thương nhưng ông Phương Văn Vĩnh, Phó Trưởng ban Quản lý Hồ Tây cho biết, theo quy định của TP.Hà Nội, cá Hồ Tây không nhằm mục đích kinh doanh thương mại mà việc bắt tỉa, thả bù chỉ nhằm đảm bảo sinh thái, bảo vệ môi trường Hồ Tây.

Việc thả cá, bắt cá do Xí nghiệp Nuôi trồng thủy sản Hồ Tây (Công ty TNHH MTV Hồ Tây) thực hiện và Xí nghiệp này hoạt động ở đây từ thời bao cấp đến nay.

Cũng theo ông Vĩnh, Ban quản lý Hồ Tây chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, còn việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản do Cty Hồ Tây thực hiện, do đó ông không biết về giá cả bán cá cũng như không biết tiền bán cá được sử dụng vào mục đích gì. Ông Vĩnh cho biết, việc bán cá cho tiểu thương mỗi sáng có nhân viên của Ban quản lý Hồ Tây giám sát.

Theo tài liệu của Ban quản lý Hồ Tây, riêng quý II/2015, Cty TNHH MTV Hồ Tây khai thác được sản lượng cá như sau: Tổng trọng lượng khai thác là 133.149kg; trong đó, 90.555kg cá mè, 6.672kg cá trôi, 4.051kg cá chép, 1.011kg cá trắm, 30.860kg cá tạp (cá rô và các loại cá khác). Cũng trong quý II, Công ty đã thả 3.350kg cá giống xuống hồ, trong đó có 2.400kg cá mè, 950kg cá trôi… Đại diện thực hiện việc khai thác và thả cá do ông Phạm Văn Đông, Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Hồ Tây ký tên.

Theo quy định hiện hành, Hồ Tây chỉ được thả bốn loại cá là mè, trôi, trắm, chép. Ông Vĩnh cho biết, ước lượng một năm, 400 tấn cá được khai thác ở Hồ Tây. Như vậy, ước tính hàng năm riêng tiền bán cá Hồ Tây thu về hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, việc mua bán giữa Xí nghiệp khai thác cá và tiểu thương không thấy có hóa đơn chứng từ gì...

Với nguồn lợi thủy sản dồi dào, Hồ Tây cũng có thể ví như “mỏ” cá khổng lồ giữa lòng Thủ đô. Nhưng cơ chế quản lý, khai thác nguồn tài nguyên này như thế nào, cho đến nay cũng không mấy người Hà Nội được biết?

PLVN/Vietnamnet, 08/09/2015
Đăng ngày 08/09/2015
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025
• 17:39 12/05/2025
• 17:39 12/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 17:39 12/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 17:39 12/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:39 12/05/2025
Some text some message..