Ấn Độ đối mặt với nhiều vấn đề trong nuôi tôm chân trắng

Ngành tôm Ấn Độ đang phải giải quyết một số vấn đề trong sản xuất tôm chân trắng để khôi phục tăng trưởng XK trở lại.

ao tôm

Khi tôm chân trắng lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ năm 2009, loài này đã mở đầu đường tăng trưởng 5 năm của ngành XK tôm Ấn Độ với sản lượng đạt 400.000 tấn.

Tăng trưởng XK chững lại năm 2015 với sản lượng giảm 10%. Virus đốm trắng là nguyên nhân chính khiến sản lượng giảm, tiếp đó là bệnh vi bào tử trùng (EHP), bệnh phân trắng và hội chứng tôm chết liên tiếp (RMS).

Giải pháp

Người nuôi cần chọn thả giống tôm chân trắng kháng bệnh WSSV. Bên cạnh đó, họ nên ngừng thả nuôi trong 3 tháng cuối năm ở bang sản xuất chính Andhra Pradesh để phá vỡ chu kỳ mầm bệnh. Trên thực tế, việc thả nuôi trong 3 tháng cuối năm thường không đạt hiệu quả cao do nhiệt độ thấp và nhiều nguy cơ xảy ra bão, lũ.

Một trong những thách thức ngành nuôi tôm chân trắng phải đối mặt nữa là nhiệt độ nước tăng cao trong những tháng mùa hè (lên tới 38 độ C), khiến tôm chết nhiều hơn và gây mất cân bằng lượng khoáng trong các ao nuôi có độ mặn thấp. Ấn Độ đang nghiên cứu nguồn tôm giống bố mẹ với nguồn gen có thể thích nghi với điều kiện khắc nghiệt này.

Để đẩy mạnh tăng trưởng, ngành tôm nước này cần tận dụng những vùng nuôi tiềm năng ở ven biển phía đông và tây, áp dụng các mô hình nuôi siêu thâm canh kín và mở rộng nuôi ở các vùng nước lợ của các bang Odisha, West Bengal và Gujarat.

Để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, Ấn Độ cần có chương trình kiểm soát chất lượng toàn diện trong toàn chuỗi giá trị và phát triển thị trường trong nước tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Công nghệ “Biofloc” trong nuôi tôm

Để giúp Ấn Độ duy trì được thị phần tôm XK trên thị trường thế giới và hạn chế được nguy cơ dịch bệnh, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản nước lợ (CIBA) mới đây đã giới thiệu công nghệ ‘Biofloc’ trong nuôi tôm. Đây là một công nghệ bền vững và thân thiện với môi trường.

Công nghệ này cho năng suất cao, hệ số chuyển đổi thức ăn thấp và tạo môi trường ổn định trong ao nuôi. Trong bối cảnh các vấn đề dịch bệnh liên quan đến vi khuẩn và virus ngày một nhiều cộng với chi phí nhiên liệu đang tăng, công nghệ biofloc là một giải pháp sản xuất bền vững với chi phí thấp.

Bước đầu, CIBA đã tổ chức một loạt các chương trình hội thảo về công nghệ Biofloc để giới thiệu tới người nuôi, nhà nghiên cứu và các bên liên quan từ nhiều khu vực ở Ấn Độ.

Giám đốc CIBA cho biết, công nghệ nuôi này tận dụng được nguồn protein đơn bào trong các ao nuôi thông qua việc tổng hợp Carbon và Nitrogen. Nguồn protein dồi dào này cùng với các khoáng chất và vitamin giúp cải thiện tăng trưởng của con tôm và hoạt động như một chế phẩm sinh học tự nhiên giúp tăng cường khả năng kháng bệnh của con tôm.

Với việc giảm thiểu hoạt động thay nước, biofloc được coi là rất thân thiện với môi trường. Biofloc chuyển hóa nitrogen thành protein cho tôm trong khi duy trì nồng độ pH ổn định, giúp giảm sử dụng các chế phẩm sinh học nhân tạo.

Công nghệ này cũng giúp người nuôi có thể nuôi với mật độ cao. Năng suất/ha trong ao nuôi thông thường là khoảng 8 tấn trong khi ao nuôi biofloc đạt năng suất 20 tấn với chi phí thức ăn giảm 15-20%.

CIBA đang tập trung phát triển và áp dụng công nghệ này trong nuôi tôm he (penaeid). Biofloc cũng phù hợp với nuôi thâm canh với mật độ từ 100-150 con, cho sản lượng 40 tấn/ha.

Vasep, 13/10/2016
Đăng ngày 13/10/2016
Kim Thu
Thế giới

Yucca - Thảo dược từ thiên nhiên cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là giải pháp tất yếu để cung cấp thực phẩm cho con người. Với các mô hình nuôi hiện đại, người nuôi có khuynh hướng tăng mật độ để nâng cao năng suất, cũng như tối ưu nguồn nước. Điều này làm gia tăng áp lực lên môi trường nước ao nuôi, vượt quá sức tải tự nhiên của nguồn nước.

yucca
• 10:42 03/03/2022

Gan thận mủ - Kẻ địch mạnh nhất của cá tra

Gan thận mủ là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh trên cá tra. Vào những tháng mưa cuối năm chính là thời gian cao điểm để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết để bà con hiểu và có cách phòng trị bệnh kịp thời.

bệnh gan thận mủ
• 11:05 13/12/2021

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

nuôi cá tra ở Bangladesh
• 11:53 21/10/2021

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm trên 15%

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 2.100ha đang nuôi thả thủy sản, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích đang thả nuôi cá tra thâm canh giảm 5,7%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra gặp khó, giá bán cá ở mức khá thấp, khiến cho diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

nuôi cá điêu hồng
• 10:49 13/10/2021

Vương quốc Anh đầu tư 3,5 triệu bảng hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững tại Việt Nam

Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững, Vương quốc Anh vừa công bố gói đầu tư trị giá 3,5 triệu bảng Anh nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện ngành thủy sản, tăng cường quản lý tài nguyên biển và phát triển chuỗi giá trị hải sản theo hướng bền vững.

Ao tôm
• 09:42 28/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Hoa Kỳ: Phí bảo hiểm tăng thúc đẩy sự thay đổi của giá tôm

Thời gian gần đây, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các chính sách mới của Hoa Kỳ. Việc áp dụng nhiều khoản phí nhập khẩu đã đẩy chi phí tăng cao, tác động trực tiếp đến giá cả và nhu cầu tiêu thụ tôm Việt Nam tại thị trường này. Bà con nuôi tôm cần nắm rõ những thay đổi này để có hướng thích ứng phù hợp, tránh rủi ro trong xuất khẩu.

Chế biến tôm
• 09:49 26/02/2025
• 15:56 05/05/2025
• 15:56 05/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 15:56 05/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 15:56 05/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:56 05/05/2025
Some text some message..