Ý Yên (Nam Định) phát triển các vùng nuôi thủy sản

Huyện Ý Yên được bao bọc bởi sông Đào và sông Đáy liên kết với nhau tạo thành hệ thống tưới tiêu tự nhiên, liên hoàn, kết hợp với đặc thù địa hình không bằng phẳng, có những vùng úng trũng cục bộ là những yếu tố tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi thuỷ sản, nghề đứng đầu 'thứ nhất canh trì' trong sản xuất nông nghiệp.

Ý Yên (Nam Định) phát triển các vùng nuôi thủy sản
Ao nuôi cá truyền thống của gia đình anh Hoàng Văn Trung, thôn Nhuộng

Nhiều xã, thị trấn trong huyện đã khai thác phát huy tốt lợi thế này trong phát triển kinh tế. Phương thức nuôi thuỷ sản của huyện đã chuyển dần từ quảng canh sang thâm canh, bán thâm canh cải tiến, hình thành một số vùng nuôi tập trung chủ yếu là cá truyền thống và những đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao như ba ba, cá rô phi đầu vuông, cá diêu hồng.

Đến năm 2018, tổng diện tích nuôi thủy sản của huyện đạt 1.174ha, tổng sản lượng là 5.381 tấn. Toàn huyện có 6 vùng nuôi thủy sản tập trung với diện tích từ 10ha trở lên ở các xã: Yên Trung, Yên Thọ, Yên Khánh, Yên Hưng, Yên Phong, Yên Hồng, Yên Chính, Yên Nhân. Ngoài diện tích nuôi thủy sản nội đồng tập trung ở vùng ven đê thuộc các xã Yên Hưng, Yên Thành, Yên Chính, những năm gần đây, phương thức nuôi kết hợp cá - lúa cũng phát triển mạnh và đang là một sinh kế có tính bền vững của nông dân vùng đồng trũng. Phương thức sản xuất lúa - cá hiện có tổng diện tích vụ xuân 650ha, vụ mùa gần 730ha, tập trung ở các xã Yên Tân, Yên Quang, Yên Trị, Yên Phương, Yên Nghĩa, Yên Khang, Yên Thọ, Yên Khánh… Đối tượng nuôi chủ yếu là cá trắm, chép, mè, trôi, rô phi và cá chim trắng. Hiệu quả kinh tế từ kết hợp nuôi trồng lúa - cá so với sản xuất chuyên lúa trên cùng diện tích tăng hơn từ 2-3 lần.

Về cơ cấu giống thủy sản, trong những năm qua, ngoài các loại cá truyền thống đã có thêm một số giống mới được nuôi như: cá rô phi đầu vuông tại xã Yên Trung; ba ba, ếch tại các xã: Yên Bằng, Yên Dương bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá. Không chỉ nuôi trong ao hồ đầm, tại xã Yên Phúc đã có một số hộ dân khai thác lợi thế "cận giang" phát triển nuôi cá lồng bè trên sông Đào. Tổ hợp tác nuôi thủy sản xã Yên Phúc có 6 hộ tham gia với gần 1.000m3 lồng bè nuôi các giống cá phổ biến và một số loại cá có giá trị kinh tế cao hơn như cá chép giòn, trắm đen, cá diêu hồng cho kết quả khả quan. Cá thương phẩm của các hộ nuôi quy mô lớn được thương lái về tận nơi thu mua để phân phối cho các thị trường lớn như Hà Nội, Thành phố Ninh Bình, Thành phố Nam Định. Đây là mô hình sản xuất hiệu quả, đang được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện nghiên cứu, nhân rộng. Ngoài Tổ hợp tác nuôi thủy sản xã Yên Phúc, hiện nay huyện Ý Yên đã thành lập được 1 hợp tác xã chuyên ngành thủy sản là Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Tây Chùa, xã Yên Trung. Hợp tác xã hiện có 22 hộ tham gia với diện tích nuôi thủy sản ở khu chuyển đổi gần 9ha chuyên nuôi các loại cá truyền thống như trắm, chép, mè, trôi. Từ năm 2017, một số hộ trong Hợp tác xã Tây Chùa đã thử nghiệm nuôi xen cá truyền thống với các loại cá rô phi đầu vuông, cá chép lai...

Theo thống kê của UBND xã Yên Trung, sản lượng thủy sản của xã đạt từ 32 tấn/năm trở lên; mỗi sào nuôi thủy sản lãi khoảng 5,6 triệu đồng (151 triệu đồng/ha/năm), cao hơn trồng lúa từ 7-8 lần. Một số hộ có diện tích nuôi lớn, đầu tư bài bản đã có thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/năm như hộ các ông: Phạm Văn Đích, Phạm Văn Quý, Lê Văn Duy, Hoàng Văn Trung, Phạm Văn Sự... Ông Phạm Văn Quý cho biết: Với diện tích hơn 1ha, ông đã đầu tư hàng trăm triệu đồng cải tạo thành 2 ao nuôi; một ao dùng để ương cá bột, một ao nuôi cá thương phẩm. Trên bờ ông trồng 60 cây mít, 60 cây bưởi và các loại rau màu theo mùa vụ xung quanh ao. Diện tích còn lại ông dùng để trồng cỏ voi làm thức ăn cho cá, kết hợp chăn nuôi gà và 2 lứa vịt thả đồng (mỗi lứa từ 500-700 con, nuôi trong 2 tháng xuất bán). Cá được nuôi gối sóng, đánh tỉa thả bù, lại ương được cá giống, chủ động sản xuất nên mỗi năm ông thu hoạch được từ 2-2,3 tấn cá và trên 20 triệu đồng từ gà, vịt, tổng thu nhập cũng đạt từ 180-200 triệu đồng/năm.

Để tiếp tục phát triển kinh tế thủy sản, nâng cao thu nhập cho nhân dân, thời gian tới huyện Ý Yên chủ trương tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp để bố trí vùng nuôi trồng thủy sản theo quy định diện tích từ 10ha trở lên, được đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, điện, bảo đảm vệ sinh môi trường đồng bộ; chú trọng nghiên cứu sâu đặc điểm thực tế của từng xã để tiếp tục chỉ đạo việc mở rộng diện tích nuôi thủy sản nội đồng một cách hợp lý. Tạo điều kiện để người dân đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phát triển phương thức nuôi kết hợp lúa - cá, mô hình nuôi cá lồng trên sông, phát triển nuôi các loại cá được thị trường ưa chuộng; xây dựng mô hình thí điểm nuôi các đối tượng mới có giá trị hiệu quả cao như cá chép giòn, cá trạch sụn, mở rộng diện tích nuôi các loại cá có hiệu quả kinh tế cao như cá lăng, cá diêu hồng… Tăng cường công tác tập huấn nâng cao trình độ sản xuất của các hộ nuôi thủy sản, từng bước tăng diện tích nuôi thủy sản, nâng cấp từ quảng canh cải tiến sang bán thâm canh, thâm canh; phấn đấu diện tích nuôi thủy sản thâm canh đến năm 2020 đạt 15% tổng diện tích để đạt năng suất cao.

Báo Nam Định
Đăng ngày 16/04/2019
Thành Trung
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 05:26 14/05/2025
• 05:26 14/05/2025
• 05:26 14/05/2025
• 05:26 14/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 05:26 14/05/2025
Some text some message..