Đồng thời hướng đến mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững, ngày 28/3/2025 UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025, với các mục tiêu cụ thể như sau.
Về tham mưu hoàn thiện thể chế, pháp luật
Tham mưu triển khai kịp thời 100% văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Chính phủ.
Tăng 10% số lượng các hoạt động tuyên truyền, phố biến chính sách, pháp luật so với năm 2024.
Về kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực
100% các địa phương rà soát, kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông lâm sản và thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp.
Trên 90% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
Về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định đạt 100%; tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng lên 3% so với năm 2024 (95,3%).
Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định an toàn thực phẩm giảm 10%/năm so với năm 2024 (0,21%).
Số cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương tăng 10% so năm 2024 (23 cơ sở).
Phấn đấu diện tích trồng trọt, diện tích nuôi trồng thủy sản được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP hoặc tương đương), tăng 10% so năm 2024 (286,6 ha); chứng nhận hữu cơ (136 ha); số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận chăn nuôi an toàn tăng 10% so với năm 2024.
Xây dựng, lựa chọn 3 - 5 sản phẩm nông lâm thủy sản (sản phẩm OCOP hoặc sản phẩm đặc trưng của tỉnh) để xác nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi gắn với truy xuất nguồn gốc.
Tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung đạt tỷ lệ 26,24% .
Về gia tăng chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp
Nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy sản chủ lực có lợi thế sản xuất, xuất khẩu, kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng nông sản của tỉnh Bình Định.
Tiếp tục hỗ trợ, phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025, phấn đấu có 170 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên.
Duy trì diện tích sản xuất muối thực tế toàn tỉnh là 154,7 ha (51,2 ha sản xuất truyền thống; 98,5 ha sản xuất trải bạt ô kết tinh, 05 ha sản xuất công
nghiệp).
Về phát triển thị trường nông lâm thủy sản
Duy trì, mở rộng hoạt động kết nối, tiêu thụ nông sản của tỉnh Bình Định với thành phố Hà Nội và các tỉnh thành khác.
Phối hợp với các ngành, UBND các địa phương phát triển chuỗi cung ứng bền vững, tăng cường tiêu thụ tại thị trường trong nước, đảm bảo mỗi huyện, thị xã, thành phố hình thành ít nhất 01 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn (theo Văn bản 728/UBND-KT ngày 03/02/2025).
Đảm bảo chất lượng nguyên liệu an toàn thực phẩm các mặt hàng phục vụ chế biến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông lâm thủy sản, hoàn thành và vượt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu của UBND tỉnh giao (Quyết định số 2243/QĐ-UBND ngày 21/6/2023)
Để đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu, kế hoạch đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, gồm:
- (1) Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành;
- (2) Kiện toàn tổ chức bộ máy; sắp xếp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường;
- (3) Triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường;
- (4) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm chế biến và phát triển thị trường;
- (5) Triển khai công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến, phát triển thị trường;
- (6) Chủ động kiểm tra, hậu kiểm, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh nông lâm thủy sản.