Về nơi nông dân “mê” VietGAP

Trong lúc nhiều nông dân trồng cây ăn trái xin ra khỏi mô hình sản xuất GAP thì không ít nông dân trồng xoài kiên trì bắt tay xây dựng vùng xoài VietGAP do TS. Võ Mai, phó chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam hướng dẫn. Bà tiến sĩ có tâm, những người nông dân “mê” GAP, họ gặp nhau và tin tưởng có được thành quả tốt đẹp...

Nhà khoa học và nông dân cùng bàn luận về VietGAP

Nhà khoa học và nông dân cùng bàn luận về VietGAP. Ảnh: T.T

Ấn tượng vùng xoài Cao Lãnh

Một ngày về thăm Tổ sản xuất xoài VietGAP xã Tân Thuận Tây (TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp), khi xe mới đến địa phận Cái Bè (Tiền Giang) thì điện thoại TS. Võ Mai reo vang, đầu dây bên kia hỏi TS. Võ Mai tới đâu và… nhờ bà mua giùm mấy ổ bánh mì, sau tập huấn sẽ cùng ăn nồi cà ri. Tôi hơi bất ngờ nhưng rồi cũng cảm nhận được mối quan hệ thâm tình của bà tiến sĩ với người nông dân.

Buổi tập huấn không diễn ra ở hội trường có máy lạnh cầu kỳ mà tại nhà nông dân, tổ viên tổ sản xuất. Tất cả cùng ngồi quanh bàn tròn nói chuyện về giá xoài, về phân bón mới và cả câu chuyện gia đình của tổ viên. Công việc bắt đầu khi tổ trưởng Lê Hoàng Tùng, thanh niên tre,ã báo cáo công việc đã làm, người cộng sự của TS. Võ Mai, KS. Nguyễn Thị Lệ nhanh tay kiểm tra từng trang nhật ký ghi chép và hướng dẫn nông dân quản lý và ghi lại các loại phân, thuốc sử dụng đúng cách.

Tổ có 11 thành viên là nông dân miệt vườn thứ thiệt, những người tảo tần với cây xoài với bao thăng trầm. Nay họ chuyển từ sản xuất theo kiểu truyền thống sang trồng xoài… “có trách nhiệm” - theo tiêu chuẩn VietGAP, nói vui thôi nhưng đầy ý nghĩa... TS. Võ Mai hướng dẫn họ hàng loạt các tiêu chuẩn áp dụng vào sản xuất, trong đó cốt lõi là tạo ra trái xoài chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Nghĩa là không tùy tiện sử dụng nhiều phân thuốc hay chất cấm, chất kém an toàn, có hại cho sức khỏe. Bản thân mỗi nông dân được TS. Võ Mai đôn đốc chăm lo sức khỏe khi sản xuất, từ việc sử dụng công cụ bảo hộ đến làm nơi cất giữ thuốc xa nhà. Mỗi tổ viên phải xây nhà vệ sinh riêng biệt, và phải có tủ y tế đựng thuốc cho gia đình, vệ sinh vườn cây cũng được chú trọng, không để nhếch nhác và dơ bẩn. Từng vỏ chai thuốc cũng được TS. Võ Mai nhắc nhở cho vào nơi riêng rồi tiêu hủy, trong vườn phải có khu pha chế thuốc đảm bảo xa nguồn nước, tránh tràn ra kênh mương. Những nông dân bắt đầu biết làm ăn tập thể, tổ xoài với 50.000 m2 đang áp dụng một quy trình sản xuất chung, tìm nhà phân phối phân thuốc chung với giá rẻ hơn mua lẻ bên ngoài.

Công việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP dần hình thành qua từng đợt tập huấn. Nhà đóng gói cho trái xoài VietGAP đang xúc tiến do địa phương hỗ trợ, tiến tới cấp chứng nhận. Mười một nông dân đang trông chờ một ngày thành quả của họ được ghi nhận. Những ổ bánh mì đã mềm nguội nhưng nồi cà ri vẫn nóng như chính nhiệt huyết của người dân ấp Tân Hưng, xã Tân Thuận Tây bắt tay làm VietGAP.

Mát rượi Cù lao Giêng

Chúng tôi qua phà đến xứ cù lao trái cây nổi tiếng của sông Tiền - Cù lao Giêng (H. Chợ Mới, An Giang). Con đường nhựa chạy qua những vườn trái cây rợp mát, thỉnh thoảng là những ngôi chùa lớn uy nghiêm, những ngôi nhà cổ xưa, mái đình làng cổ kính và cả một thánh đường cao lớn được xây dựng từ thời vua Tự Đức (1879) - một trong những giáo đường lớn và lâu đời nhất miền Tây Nam bộ. Ngày xưa các ông bà hay khuyên “Có con đừng gả cù lao/Lỡ mai sóng gió làm sao nó về”, nhưng nay sông nước không còn là khoảng cách nữa rồi!

Chúng tôi tới nhà anh Nguyễn Hoàng Dư, ấp Bình Quới, xã Bình Phước Xuân, 12 nông dân trồng xoài của Tổ sản xuất xoài VietGAP Bình Phước Xuân đã có mặt. TS. Võ Mai bắt đầu công việc kiểm tra, hướng dẫn cũng như giải đáp các thắc mắc cho nông dân. Không khí buổi làm việc sôi nổi, thảo luận thoải mái để cùng thống nhất trong sản xuất. Sổ nhật ký, vẽ sơ đồ khu vườn, tuy đơn giản nhưng để ghi chép bài bản cũng là điều khó. Anh Nguyễn Hoàng Dư, tổ trưởng cho biết, tổ có 17 thành viên, để tạo sự đồng thuận và quyết tâm, tổ đặt thêm “điều lệ” là đóng phạt 100.000 đ/người nếu vắng mặt trong buổi sinh hoạt định kỳ, nếu vắng quá 3 lần thì khai trừ khỏi tổ. Với tinh thần tự giác cao nên tổ duy trì hoạt động rất tốt. Ngoài sinh hoạt mang tính kỹ thuật, các thành viên còn có dịp trao đổi lẫn nhau, chia sẻ chuyện vườn như buổi sinh hoạt cộng đồng tăng thêm gắn bó.

Gió từ bờ sông thổi mạnh lãng đãng hương hoa từ những khu vườn, với cái nhìn bình dị, anh Nguyễn Thanh Sang, tổ viên nói rằng, bà con nông dân ban đầu chỉ hiểu VietGAP đơn giản là biết trồng trái cây sạch và ở sạch khi làm vườn. Những việc trước đây như thu gom vỏ chai thuốc trừ sâu để có nơi ít khi được quan tâm, nay thì cho chúng vào nơi riêng rồi tiêu hủy chứ không còn vứt xuống kênh mương nữa. Buổi làm việc kết thúc khi nắng chiều ngả dài trên khu vườn xoài đương mùa rộ trái, mọi người tất bật ra về “canh nước” tưới vườn.

Chiếc phà nhỏ, chồng chềnh đưa chúng tôi rời xứ cù lao, nước sông bắt đầu chực lớn. TS. Võ Mai nheo ánh mắt rắn rỏi tràn đầy hy vọng: rồi đây xứ cù lao sẽ có khu vườn xoài an toàn.

KHPT
Đăng ngày 11/04/2012
PHƯƠNG DUY
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 05:20 13/05/2025
• 05:20 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 05:20 13/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 05:20 13/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:20 13/05/2025
Some text some message..