Từ vụ cá sấu sổng chuồng ở Cà Mau: Quy định để nuôi cá sấu an toàn

Lĩnh vực chăn nuôi cá sấu chưa bị ràng buộc bởi điều kiện kinh doanh nào.

quy định nuôi cá sấu
Cần quy định chặt chẽ việc nuôi cá sấu để đảm bảo an toàn cho người dân. Ảnh: HTD

Chuyện cá sấu của Công ty Quốc Việt ở Cà Mau sổng chuồng, đe dọa đến đời sống người dân đã đặt ra một vấn đề: Phải xem lại điều kiện kinh doanh các lĩnh vực tiềm ẩn nguy hiểm.

Quy định hiện hành: Tùy ý làm!

Hiện nay, nhiều ngành nghề kinh doanh đã bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện như phải có vốn pháp định, phải ký quỹ, có đủ cơ sở vật chất được thẩm định, nhân viên đủ trình độ… Trong khi đó, lĩnh vực chăn nuôi cá sấu hiện không bị ràng buộc bởi điều kiện kinh doanh nào.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm Việt Nam, cho biết việc nuôi cá sấu phải tuân thủ Nghị định 82/2006 về xuất nhập khẩu, nuôi trồng động thực vật hoang dã. Đồng thời, cơ sở nuôi cá sấu còn phải tuân thủ Tiêu chuẩn ngành về nuôi cá sấu nước ngọt do Bộ NN&PTNT ban hành năm 2006.

Tuy nhiên, Nghị định 82/2006 chỉ quy định chung chung theo kiểu “chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi”, “bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường” và “có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật”…

Chính vì thế mà việc xây dựng chuồng trại cụ thể như thế nào, làm sao để bảo đảm an toàn… thì doanh nghiệp tùy ý mà làm vì không có quy định.

Lo cho cá sấu...

Trong Tiêu chuẩn ngành về nuôi cá sấu nước ngọt có đề cập đến việc xây dựng chuồng trại cá sấu. Mặc dù có nhấn mạnh: “Chuồng trại phải đảm bảo chắc chắn không để cá sấu thoát ra ngoài” nhưng tiêu chuẩn đưa ra lại khá mơ hồ. Ví dụ, tiêu chuẩn chuồng cá sấu bố mẹ là phải có tường bao quanh, chiều cao “khoảng 2 m”, chuồng cá sấu con thì “tốt nhất là được kết cấu bằng bê tông, cốt thép”, vách chuồng cao “khoảng 90 cm”. Trong khi đó, tiêu chuẩn này đề cập đến việc “trồng cây xanh tạo bóng mát cho cá sấu”, “gờ bê tông tròn nhẵn để tránh làm xước da bụng cá sấu”!

Xem ra vấn đề chăm sóc cá sấu được coi trọng trong tiêu chuẩn này chứ không phải là vấn đề an toàn cho con người nếu xảy ra sự cố cá sấu sổng chuồng. Đặc biệt, việc theo dõi, đánh dấu cá sấu cũng nhằm theo dõi việc sinh đẻ và phối giống cho cá sấu chứ không phải để kiểm đếm, quản lý số lượng cá sấu, tránh nguy cơ truy bắt sót lọt khi đàn cá sấu sổng chuồng.

Ông Tôn Thất Hưng, Giám đốc Công ty Cá sấu Hoa Cà (TP.HCM), cho biết hầu hết doanh nghiệp nuôi cá sấu chỉ đánh dấu cá sấu đẻ chứ không đánh dấu đối với cá sấu thịt.

Nên có bảo hiểm

Ông Hưng cho biết đã từng làm việc trong Thảo Cầm Viên hàng chục năm. “Trong đấy có chuồng cá sấu kiên cố lắm nhưng nếu yêu cầu doanh nghiệp nào muốn nuôi cá sấu cũng phải xây chuồng trại kiên cố như Thảo Cầm Viên thì doanh nghiệp sẽ… lỗ”!

Cũng theo ông Hưng, hiện nhiều chuồng cá sấu được xây vách ngăn theo kiểu tường gạch bê tông cao 1 m, bên trên tường là lưới sắt cao thêm 1 m nữa. Với vách ngăn cao 2 m như vậy thì không lo cá sấu bò ra ngoài.

Tuy nhiên, ông cho rằng việc xây chuồng trại cá sấu phải phù hợp với điều kiện địa lý nơi đặt trang trại. Ở TP.HCM thì có thể vách cao 2 m là vừa nhưng nếu làm chuồng rại ở vùng đất mềm dễ sạt lở, gần sông ngòi, kênh rạch, ở vùng hay bão lũ… thì chuồng trại phải được làm cao hơn, vật liệu an toàn hơn, móng tường chắc chắn hơn và phải kiểm tra chất lượng chuồng trại định kỳ.

Ngay cả khi có chuồng trại chắc chắn cũng không tránh khỏi những sự cố ngoài ý muốn như mực nước lũ lên cao chưa từng có, bão lớn ngoài dự liệu, cây lớn ngã đổ làm sập tường… Ông Hưng cho rằng nếu buộc doanh nghiệp ký quỹ tiền tỉ để đảm bảo giải quyết hậu quả khi có sự cố cá sấu sổng chuồng thì rất thiệt thòi cho doanh nghiệp vì thật sự thì sự cố này rất hiếm xảy ra, coi như khoản tiền đó bị “chết một chỗ”. Theo ông, nếu cần phải bảo đảm khắc phục hậu quả thì nên hướng đến việc bán bảo hiểm rủi ro cho cá sấu. Nếu cá sấu sổng chuồng, công ty bảo hiểm chi trả các khoản chi phí khắc phục sự cố và hậu quả.

 

Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh nhưng quyền tự do đó phải hài hòa với các quyền tự do của cộng đồng. Người dân phải được đảm bảo quyền sống thoải mái chứ không thể để doanh nghiệp tự do kinh doanh còn người dân sống trong nỗi lo sợ như việc cá sấu sẽ/đang sổng chuồng. Do đó, Bộ NN&PTNT cần sớm ban hành những điều kiện chặt chẽ đối với việc kinh doanh cá sấu để đảm bảo sự an toàn cho người dân, trong đó bao gồm cả tâm lý an toàn.

Nhiều ngành phối hợp

Đã có chủ trương xây dựng quy định về điều kiện kinh doanh cá sấu. Tuy nhiên, cần phải có nhiều ngành phối hợp như chăn nuôi, nông nghiệp chứ không riêng gì lâm nghiệp.

Ngoài điều kiện chuồng trại phải tính đến sự phối hợp liên ngành trong xử lý sự cố, ví dụ như tình hình vừa rồi, khi cá sấu sổng chuồng ra thì ai xử lý, cụ thể là những việc gì, ngành nông nghiệp xử lý chuyện gì, ngành chăn nuôi xử lý ra sao, kiểm lâm địa bàn chịu trách nhiệm gì…

Ông NGUYỄN BÁ NGÃI, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp

 

Pháp luật
Đăng ngày 22/10/2012
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 12:07 10/05/2025
• 12:07 10/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 12:07 10/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 12:07 10/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:07 10/05/2025
Some text some message..