Trên 800 dự án khoa học công nghệ phục vụ nông thôn

Các dự án trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP; ương giống và nuôi thương phẩm cá tầm, nuôi tôm thẻ chân trắng; nhân giống cây các loại bằng phương pháp nuôi cấy mô...

kiểm tra lồng cá
Các công nhân kiểm tra lồng cá tại trại cá tầm ở hồ thủy điện tại Bình Thuận - Ảnh: AFP

Các dự án trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, mô hình trồng hoa trong nhà lưới với hệ thống phun sương, điều khiển nhiệt độ và ánh sáng tự động; ương giống và nuôi thương phẩm cá tầm, nuôi tôm thẻ chân trắng; nhân giống cây các loại bằng phương pháp nuôi cấy mô, tạo ra các giống lúa, khoai tây, ngô mới có năng suất cao và chất lượng cao… 

Đó là một số kết quả cụ thể của các dự án thuộc chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi”.

Tại hội nghị tổng kết diễn ra ở Hà Nội sáng 18-6, Bộ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ (KH-CN) Nguyễn Quân cho biết chương trình này đã được thực hiện liên tục trong ba giai đoạn từ năm 1998 đến nay. Gần 2.746 tỉ đồng đã được đầu tư cho Chương trình nông thôn miền núi thông qua 845 dự án được thực hiện liên tục trong 15 năm qua.

Theo đánh giá của Bộ KH-CN, phần lớn dự án trong chương trình đã trực tiếp ứng dụng và chuyển giao KHCN với các mục tiêu, sản phẩm cụ thể như nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo, sản xuất các loại nông sản quý, phát triển các loại nông sản nhiệt đới có lợi thế so sánh cao như cà phê, chè, tiêu, điều, cao su…, ứng dụng công nghệ tiên tiến và công nghệ sinh học vào các khâu sản xuất chế biến và bảo quản sản phẩm nông lâm ngư nghiệp…

Bên cạnh đó, các dự án trong chương trình còn đào tạo hơn 1.700 cán bộ quản lý KHCN địa phương, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và tập huấn cho hơn 236.000 lượt nông dân. Ông Quân khẳng định các dự án trong chương trình nông thôn miền núi đã mang lại hiệu quả cả về KHCN, kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Theo ông Quân, trong số 2.746 tỉ đồng đã được đầu tư cho các dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi, chỉ có 39,4% là nguồn vốn từ ngân sách trung ương. Phần vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp và các địa phương chiếm tới hơn 60%.

Báo Tuổi Trẻ, 19/06/2015
Đăng ngày 20/06/2015
Thanh Hà
Khoa học

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
• 16:28 23/09/2021

Trung Quốc chuyển sang nuôi tôm sú vì giá cao

Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn do giá tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.

tôm sú
• 18:44 17/08/2021

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
• 17:12 28/07/2021

Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi
• 10:23 19/07/2021

Giải pháp năng lượng tái tạo cho các trại nuôi tôm công nghệ cao

Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng truyền thống, việc phát triển các giải pháp năng lượng tái tạo trở nên vô cùng quan trọng.

Tấm pin mặt trời
• 10:14 09/04/2025

Sản phẩm phụ của tảo Nannochloropsis có thể thay thế bột cá trong chế độ ăn của cá hồi vân

độ ăn của cá hồi vân Một nghiên cứu mang tính đột phá do các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Santa Cruz dẫn đầu đã chứng minh rằng các loại sản phẩm phụ của tảo Nannochloropsis sp. có thể thay thế hoàn toàn bột cá trong chế độ ăn của cá hồi vân mà không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, chất lượng dinh dưỡng của loài cá này

Tảo
• 09:00 06/04/2025

Vi khuẩn tía: Lợi hay hại cho ngành nuôi tôm?

Ngành nuôi tôm đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả việc sử dụng vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo tính bền vững. Trong quá trình nuôi tôm, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm đã được nghiên cứu, trong đó vi khuẩn tía là một đối tượng gây nhiều tranh cãi về lợi ích và tác hại.

Vi khuẩn tía
• 10:03 27/03/2025

Tiềm năng của nấm sắc tố trong thức ăn thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản tìm kiếm các giải pháp thân thiện với môi trường, nấm sắc tố và nấm men nổi lên như một lựa chọn đầy hứa hẹn. Những vi sinh vật này không chỉ giúp cải thiện sắc tố của cá mà còn thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe tổng thể. Một nghiên cứu được công bố bởi các nhà khoa học tại Đại học Nông nghiệp Athens trên tạp chí Aquaculture International đã khám phá tiềm năng của nấm sắc tố trong nuôi trồng thủy sản, những lợi ích mà chúng mang lại và cơ sở khoa học đằng sau ứng dụng này.

Cá
• 08:00 23/03/2025
• 02:12 06/05/2025
• 02:12 06/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 02:12 06/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 02:12 06/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:12 06/05/2025
Some text some message..