Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
Micro snail (ốc Stenothyra sp.) có thể dùng làm thức ăn tươi sống cho tôm sú. Ảnh: Micro aquatic

Nuôi tôm thâm canh ngày càng phổ biến để nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, vấn đề quản lí thức ăn và chất lượng nước kém dẫn đến tình trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống thấp, trong khi đó giá thức ăn ngày càng tăng cao và tôm không hấp thu triệt để chất dinh dưỡng. Do đó, các phương pháp liên quan đến giảm chi phí sản xuất, cải thiện năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn nhân tạo là cần thiết để cải thiện lợi nhuận của nuôi tôm thâm canh.

Nghiên cứu này được thực hiện ở một hệ thống thí nghiệm ngoài trời tại viện nghiên cứu Ladkarang, Bangkok,Thái Lan. Thí nghiệm bao gồm  2 nghiệm thức: nghiệm thức đối chứng “chỉ thức ăn nhân tạo”  và nghiệm thức xử lí “thức ăn nhân tạo và sinh vật đáy”. Tổng cộng 2.700 con tôm giống được thả vào mỗi ao với mật độ ban đầu khoảng 33 cá thể m -2.  Tảo và ốc sau khi được rửa bằng nước ngọt để loại bỏ tạp chất thì được thả vào bể với trọng lượng tươi trung bình lần lượt là 6,81 kg và 1,96 kg. Tôm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp và được bổ sung 3 lần/ngày.

hệ thống thí nghiệm

Hệ thống thí nghiệm.

Kết quả cho thấy sau 4 tuần thí nghiệm trọng lượng cá thể tôm ở tuần thứ 4 cao hơn đáng kể (trung bình, 1,12 g- 1,44 g) so với trong các ao đối chứng (trung bình, 0,70 g- 0,80 g). Tương tự, SGR trung bình hàng tháng trong các tuần 0-4 cũng cao hơn đáng kể ở nhóm thí nghiệm (23,4%/ngày ) so với nhóm đối chứng (21,4%/ngày ). Sau tuần nuôi thứ tư, tôm ở hai nhóm tiếp tục thể hiện sự khác biệt đáng kể về trọng lượng nhưng không còn khác biệt về SGR trung bình.

Trọng lượng trung bình cuối cùng của tôm và SGR ở tuần thứ 15 trong các ao xử lý thử nghiệm lần lượt là 113,4% và 103,7% thu được trong các ao đối chứng. Tôm ở các ao thí nghiệm có kích thước lớn hơn và số lượng tôm nhiều hơn so với đối chứng. Tổng sản lượng tôm và tỷ lệ sống trung bình là 117,5% ở các ao đối chứng, trong khi tổng sản lượng tôm trung bình là 133,1% ở các ao thử nghiệm, cho thấy sự khác biệt tương đối lớn.

tảo lục sợi
Tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.). Ảnh: Michael Langerman

Lượng thức ăn hàng tháng trong 4 tuần đầu tiên cao hơn ở các ao thử nghiệm (9,60 kg; thức ăn nhân tạo cho tôm:  tảo: ốc = 24:55:20) cao hơn ao đối chứng (1,63 kg). Hơn nữa, lượng protein được trong các ao xử lý thử nghiệm (1,36 kg; thức ăn nhân tạo cho tôm : tảo tươi : ốc = 68 : 20 : 12) xấp xỉ 201,2% so với trong các ao đối chứng (0,65 kg). Tất cả ốc được tiêu thụ và biến mất khỏi các ao thử nghiệm trong 4 tuần nuôi đầu tiên.

Ở cả nhóm đối chứng và thí nghiệm, lượng tiêu thụ thức ăn nhân tạo tăng mạnh trong các tuần 4-8 so với tuần từ 0-4, nhưng lượng thức ăn vẫn cao hơn trong các ao xử lý thử nghiệm (16,56 kg; thức ăn nhân tạo: tảo: ốc = 91: 9 : 0) so với ao đối chứng (10,40 kg). Trong giai đoạn này, lượng protein được tính toán trong ao xử lý thử nghiệm là 6,11 kg (thức ăn nhân tạo : tảo : ốc = 99 : 1 : 0), xấp xỉ 146,8% so với trong ao đối chứng (4,16 kg). Tảo biến mất khỏi các ao xử lý thử nghiệm trong tuần thứ 4-8 do tôm tiêu thụ hết, do đó sau tuần thứ 8, tôm chỉ ăn thức ăn nhân tạo.

Kết luận, ứng dụng tảo và ốc ở giai đoạn đầu của nuôi trồng thâm canh sẽ cải thiện hiệu suất tăng trưởng ban đầu của tôm, sau đó sẽ dẫn đến việc thúc đẩy năng suất tôm, hiệu quả sử dụng thức ăn và lợi nhuận. Kỹ thuật cải tiến này có thể nâng cao hiệu quả nuôi tôm sú thâm canh, và về mặt kỹ thuật là khả thi khi sử dụng ao đất nuôi tôm.

References: Tsutsui I, Aue-umneoy D, Pinphoo P, Thuamsuwan W, Janeauksorn K, Meethong G, et al. (2020) Use of a filamentous green alga (Chaetomorpha sp.) and microsnail (Stenothyra sp.) as feed at an early stage of intensive aquaculture promotes growth performance, artificial feed efficiency, and profitability of giant tiger prawn (Penaeus monodon). PLoS ONE 15(12): e0244607. https://doi.org/10.1371/journal. pone.0244607

Đăng ngày 28/07/2021
Như Huỳnh
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào để làm gì?

Việc lựa chọn tôm giống chất lượng là bước khởi đầu quan trọng nhất để đảm bảo một vụ mùa bồi thu. Trong đó, chủ động xét nghiệm tôm giống đầu vào là một bước làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 31/03/2025

Làm sao để nhận biết men ủ đã thành công hay chưa?

Ủ men vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe tôm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết men ủ đã thành công hay chưa. Việc kiểm tra này giúp bà con đảm bảo men hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào ao tôm, tránh lãng phí công sức và chi phí.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 29/03/2025
• 16:33 04/05/2025
• 16:33 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 16:33 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 16:33 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:33 04/05/2025
Some text some message..