Trào lưu 'tầm sư' học câu cá của cần thủ Sài thành

Để hạn chế sự "sát cá" của những cần thủ, chủ kinh doanh dịch vụ câu cá giải trí giăng ra vô số chiêu trò, mánh lới. Thú vui buông cần vốn đã "thử thách", "đày đọa" lòng kiên nhẫn của người câu nay lại càng khó khăn, vô vọng.

Câu cá giải trí thu hút mọi thành phần người dân tham gia.
Câu cá giải trí thu hút mọi thành phần người dân tham gia.

Gian nan thú câu cá giải trí

Trong một không gian của công nghiệp, cuộc sống thị thành, thú vui buông cần Sài thành thu mình trong những khu vực kinh doanh dịch vụ câu cá giải trí. Dịch vụ trên phát triển một cách rầm rộ trong các quận, huyện, trong ngoại thành có cảnh quan gần gũi thiên nhiên, có mặt bằng thoáng. Nhiều cần thủ cho biết trước đây, khi loại hình giải trí này chưa phát triển, những người thích thú câu cá thường tập trung tại các con kênh, sông. Tuy nhiên, việc phải lần mò ra các con kênh, sông lớn trong và ngoài thành phố chỉ dành cho những người thực sự đam mê, nhiều thời gian. Do đó, khi các làng câu cá giải trí mọc lên, nhiều người đã chọn thú vui này thành món ăn tinh thần mỗi dịp cuối tuần.

Thế nhưng, không nhiều người nghĩ, thú vui câu cá giải trí cũng lắm chuyện gian nan, đặc biệt đối với những người mới "chân ướt chân ráo" vào nghề. Anh Trần Lâm Quân, một cần thủ chuyên nghiệp thường xuyên buông câu tại khu câu cá giải trí Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết: "Tôi theo thú vui này được hai năm nay. Nói thật, nhìn vào đúng là thú vui tao nhã của mọi tầng lớp, ai cũng có thể chơi nhưng thực chất nếu ai không có nhiều thời gian, kinh nghiệm sẽ gặp phải những khó khăn, chán nản ngay khi bắt đầu". Theo anh, tâm lý dễ chán nản là một trong những khó khăn khi bước vào thú vui tiêu khiển này. Một khi buông cần, dù cần thủ chuyên nghiệp hay nghiệp dư, đã so dây, chỉnh phao, móc mồi, buông câu, ai cũng mong kéo được con cá. Nhưng khi bạn đợi  mãi, đợi đến khi thuốc lá tàn hết điếu này đến điếu khác mà chiếc phao vẫn không mảy may nhúc nhích, là người kiên trì bạn cũng sẽ dễ chán nản và bỏ cuộc".

Ghi nhận quan điểm trên, anh Lê Duy Quang (sinh viên năm cuối đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) tâm sự: "Mỗi dịp cuối tuần, tôi đều cùng nhóm xuống khu câu cá Hai Vững thuộc khu vực ngã ba Cát Lái câu. Mỗi lần ngồi câu tại đây đều thấy những người đi trước kéo cá to trông rất thích nhưng mình cứ ngồi ngâm cần không hiểu vì sao cá không cắn câu". Theo lời Quang, với quyết tâm tự tay kéo cá lớn, anh đã dày công nghiên cứu, học nghề bằng nhiều phương pháp từ những người đi trước".

Chia sẻ những gian nan trong thú vui tưởng chừng đơn giản, anh Bùi Minh Hoàng (giám đốc của một công ty bất động sản đóng đô tại quận 3) cho biết: "Vẫn biết câu cá là khó nhưng tôi không ngờ thú này gian nan đến thế. Tôi đã làm mọi cách có thể như: Mua bộ đồ câu thuộc loại tốt, đầy đủ mọi dụng cụ, mua mồi câu ở những nơi uy tín, đọc sách... thậm chí còn học lóm, nghiên cứu với những người đi trước. Nhưng móc mồi xong, thả xuống không con nào cắn cho. Thậm chí, tôi đã thả mồi của mình vào đúng vị trí người bạn vừa kéo được cá, nhưng cá vẫn cắn của người kia chứ nhất nhất không thèm đụng đến của mình".

Nở rộ nghề dạy câu  cá giải trí

Tuy nhiên, "đắng cay", "tủi nhục" của người mới vào nghề lại là chuyện rất đỗi dễ hiểu của những cần thủ dày dạn kinh nghiệm. Thông tin vấn đề trên, ông P.V.T. (50 tuổi, ngụ xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP.HCM), một cần thủ chuyên nghiệp cho biết: "Ngoài những kỹ thuật, việc câu cá còn đòi hỏi người câu am hiểu nhiều môi trường câu. Câu cá tự nhiên rất khác với câu cá trong các khu cho câu cá giải trí. Ở tự nhiên, cá ăn thức ăn tự nhiên, chỉ cần nắm được đặc tính của từng loài, môi trường nước, vị trí cá thường kiếm mồi, có mồi thích hợp sẽ có cá. Ngược lại, cá trong hồ câu là cá nuôi được các chủ hồ mua về thả vào. Thức ăn và môi trường sống của cá này rất khác với cá ngoài tự nhiên, do đó cách câu cũng khác. Ngoài ra còn phải nói đến việc các chủ hồ câu bày ra nhiều mánh lới, tiểu xảo để hạn chế khách câu câu được cá. Vì khách nào câu cũng được cá  thì chủ hồ kiếm đâu ra đủ cá thả vào cho khách câu. Thế nên muốn chơi thú này cũng phải học, tôi đã thấy nhiều người tìm thầy thợ để học. Chính vì thế hiện nay đang nổi lên nghề dạy câu cá giải trí".

Theo lời ông T., hiện rất nhiều cần thủ chuyên nghiệp đang "hành nghề" dạy câu cá cho những người yêu thú vui tao nhã trên. Cũng giống như nhiều nghề khác, các "thầy dạy câu" cũng được trả học phí một cách sòng phẳng từ vài triệu đến cả chục triệu đồng và những ngày cuối tuần, ngày lễ là dịp thầy câu vào mùa. Khẳng định thông tin trên, ông T. cho biết: "Trước đây, ở xã này, giới câu cá ai cũng biết đến cái tên Hồ Xuân Minh, nổi tiếng sát cá đến mức chủ hồ câu không cho anh ta câu ở hồ nữa. Vì tức không được câu, anh ta đem bí quyết của mình chỉ cho một số tay câu thân cận của mình. Về sau nhiều người biết đến tài nên kéo đến xin anh ta chỉ dạy. Vì đó là bí quyết riêng nên Hồ Xuân Minh chỉ dạy khi được trả thù lao xứng đáng. Cứ thế, sau này, Minh trở thành một tay chế mồi câu cực độc và là thầy dạy làm mồi câu của nhiều tay cần thủ".

Để trở thành "thầy" dạy "môn" câu cá, các cần thủ không chỉ chứng minh được đẳng cấp buông cần mà còn thật sự am hiểu về nghề câu. Đây được xem là nghề chống lại dịch vụ câu cá giải trí, nên quá trình đào tạo học viên thường diễn ra dưới thức bí mật. Tham gia hướng dẫn câu cá tại Khu câu cá giải trí Thành Long (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh), cần thủ T. cho biết: "Câu cá giả trí có những điều khác biệt với câu cá ngoài tự nhiên. Ngoài việc, nắm vững kiến thức về nghề câu như cách chọn dụng cụ, mồi câu, kỹ thuật câu..., người câu cần nắm được điểm của từng hồ mình chuẩn bị câu cũng như biết những mánh lới hạn chế cá cắn câu của chủ hồ. Khi đi câu cũng cần xem dòng nước. Đối với câu, ngoài tự nhiên, trên kênh, rạch, sông suối nên canh lúc dòng nước nhỏ mà câu. Đối với câu ở hồ nên lựa chỗ ống cống thông nước, cá thường theo con nước chảy qua cống thành quen nên chúng hay tụ tập tại đây".

Nếu như cần thủ T. lưu ý những người mới tham gia việc chọn vị trí câu, thì "thầy" H. "râu" (ngụ quận Gò Vấp) lại đánh giá cao vai trò của mồi câu và thính. Anh H. "râu" cho biết: "Kiên trì đến mấy, đồ nghề có ngon đến mấy, hiểu cá đến mấy mà không biết làm mồi cũng thua. Mồi câu và thính đóng vai trò then chốt, thậm chí quyết định trong việc có câu được cá hay không".

Theo đó, H "râu" cũng khẳng định, chế biến mồi câu cũng là một trong những tuyệt kỹ thuộc hàng bí mật của những cần thủ. Hơn thế, đây cũng là một công việc rất công phu, thế nên người nắm giữ các tuyệt kỹ trên chỉ bán và hướng dẫn một cách sơ đẳng cho các "học viên" đáng tin tưởng. Anh H. "râu" chia sẻ: "Mỗi loại cá, mỗi loại hồ đều có các loại mồi riêng biệt. Hơn thế, cá tự nhiên thường thích mồi tự nhiên ngược lại, cái nuôi lại háu mồi nhân tạo. Nếu câu hồ nuôi phải nắm được việc chủ hồ thường cho cá ăn loại mồi nào để làm mồi mới, mồi lạ hấp dẫn cá chứ không theo chủ hồ vì họ đã cố ý làm cho cá ngấy thứ mồi đó". 

Bủa vây khách câu bằng những xảo thuật

Cần thủ P.V.T., người nhiều lần thắng giải thưởng câu cá tại TP.HCM cho biết: "Hiện nay, để hạn chế những tay câu chuyên nghiệp câu được cá, thắng giải thưởng, nhiều chủ hồ câu cá giải trí đã sử dụng những xảo thuật rất tinh vi. Nhiều khi khách câu đến hồ thấy cá quẫy, búng, đớp mồi rất  nhiều nhưng không dễ gì câu được cá dù cho đó là những tay câu chuyên nghiệp với những loại mồi câu đặc biệt. Đó là do chủ hồ tạo xung điện dưới lòng hồ khiến cá phải ngoi lên mặt nước liên tục đánh lừa khách câu về độ phàm ăn của cá. Để hạn chế việc cá đớp mồi, khi nhập cá về chủ hồ đã tranh thủ cắt râu, cắt đuôi, đánh dập môi khiến cá luôn trong tình trạng thương tích từ đó nhát mồi. Hoặc thả phân urê xuống đáy hồ làm cho cá to lúc kiếm mồi ở phần đáy sẽ bị cay mắt, nhát mồi".    

 

Người đưa tin
Đăng ngày 04/05/2013
Hà Nguyễn - Ngọc Lài
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 11:44 13/05/2025
• 11:44 13/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 11:44 13/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 11:44 13/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:44 13/05/2025
Some text some message..