Tp.HCM: Phát huy lợi thế sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Trong bối cảnh ngành nông nghiệp nói chung gặp nhiều khó khăn, GDP nông nghiệp cả nước năm 2019 chỉ tăng 2,01%, nhưng tốc độ tăng trưởng GRDP nông nghiệp TPHCM lại tăng 6,01% và giá trị sản xuất bình quân/ha đạt 550 triệu đồng/năm, gấp khoảng 5 lần bình quân cả nước, cho thấy nông nghiệp đô thị của TPHCM đang phát huy tác dụng.

Trồng rau
Trồng rau ứng dụng công nghệ cao để tăng giá trị sản phẩm. Ảnh: THANH HẢI

Nâng cao giá trị sản xuất

Theo Sở NN-PTNT TPHCM, năm 2019, các mô hình chuyển đổi từ trồng lúa, mía hiệu quả thấp sang trồng rau, hoa cho giá trị tăng cao, như chuyển đổi từ cây mía sang trồng mai (321ha) tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, giá trị thu được tăng lên 20 - 50 lần; nuôi tôm 2 giai đoạn công nghệ cao đạt 135 tấn/ha/năm so với nuôi bán thâm canh năng suất 36 tấn/ha/năm; mô hình nuôi ghép tôm thẻ chân trắng với cá phi đạt năng suất 7,4 tấn/ha (so với nuôi bán thâm canh, năng suất 3,9 tấn/ha); áp dụng kỹ thuật thiết kế, lắp đặt và xây dựng hệ thống lọc nước đầu vào trong quy trình sản xuất con giống và hệ thống bể ương cá giống, đã tăng tỷ lệ nở cá bột cao hơn 20%.

Những chuyển đổi này góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp TPHCM. Ngoài ra, nhiều diện tích rau, quả được chứng nhận VietGAP, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp TP ở mức cao nhiêu lần so với cả nước trong thời gian dài. Do giá bán rau VietGAP cao hơn so giá bán rau thường khoảng 13% (từ 1.000 - 2.000 đồng/kg), giúp giá trị tăng thêm của sản lượng làm ra (129.110 tấn) khoảng 194 tỷ đồng.

Hơn nữa, một số dự án chuyển đổi sang trồng các loại rau ăn lá và ăn quả ứng dụng công nghệ cao đã đi vào sản xuất; trong đó, nhiều cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế cao như: nhóm rau ăn lá đạt bình quân 1 - 1,4 tỷ đồng/ha/năm, nhóm rau ăn quả đạt 0,6 - 0,7 tỷ đồng/ha/năm, hoa lan nhiệt đới khoảng 2 tỷ đồng/ha/năm, bò sữa (quy mô 20 con) bình quân 800 triệu đồng/năm, nuôi tôm siêu thâm canh khoảng 2,7 - 3 tỷ đồng/ha/năm, cá cảnh từ 10 - 12 tỷ đồng/ha/năm. Với lợi nhuận kinh tế mang lại từ 30% - 40%, nông nghiệp công nghệ cao đang tiếp tục được người dân và doanh nghiệp quan tâm đầu tư.

Trước đó, Sở NN-PTNT tham mưu UBND TPHCM ban hành danh mục 3 nhóm sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp; trong đó, nhóm sản phẩm cây trồng gồm rau và hoa, cây kiểng; nhóm sản phẩm chăn nuôi có bò sữa (con giống, sữa) và heo (con giống, thịt); nhóm sản phẩm thủy sản với tôm nước lợ, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra, cá cảnh được xác định là nhóm sản phẩm chủ lực có tiềm năng. Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, chứng nhận VietGAP... giúp gia tăng giá trị sản phẩm làm ra nên các nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực của TP năm 2019 chiếm 66% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tương đương trên 13.800 tỷ đồng; trong đó, các sản phẩm chủ lực về trồng trọt như rau, có diện tích gieo trồng 20.500ha, sản lượng trên 580.100 tấn, tăng 9,3% về diện tích và 10,3% về sản lượng so cùng kỳ 2018.

Hoa nhiệt đới các loại và cây kiểng là 2.474ha, tăng 6,6% so cùng kỳ; trong đó, lan cắt cành 375ha, hoa nền 850ha, kiểng và bonsai 580ha, mai 664ha. Lĩnh vực chăn nuôi có tổng đàn bò 133.500 con, tăng 7,4% so với cùng kỳ; trong đó, bò thịt trên 58.500 con, tăng 32,1%; dù đàn bò sữa giảm 6,2% còn 75.000 con, nhưng sản lượng sữa bò tươi lại tăng 1%, đạt 243.000 tấn, cho thấy hiệu quả của việc nâng chất, phù hợp với chủ trương chuyển bò sữa năng suất thấp sang làm bò nền lai tạo bò thịt cao sản. Về thủy sản, diện tích nuôi giảm 2,3%, còn 8.650ha, nhưng sản lượng tăng 6,9%, đạt hơn 41.600 tấn. Riêng cá cảnh đạt 205 triệu con, tăng 12,5%, có gần 89ha với 290 cơ sở và hộ nuôi.

Chính sách thúc đẩy

Từ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 5-1-2014), Sở NN-PTNT lấy ý kiến của các sở ngành để hoàn chỉnh dự thảo Chương trình phát triển nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch sang cơ cấu nông nghiệp đô thị để trình TP.

Qua đó, UBND TP ban hành nhiều cơ chế, chính sách, nhằm thu hút, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, đóng góp hỗ trợ cho nông thôn TP. Quy mô vốn đầu tư, vốn vay qua các năm tăng dần. Bình quân tổng vốn đầu tư là 1,1 tỷ đồng/hộ/phương án, cao hơn 1,4 lần so với năm 2017 và cao hơn 2,2 lần bình quân giai đoạn 2011-2017 (514 triệu đồng/hộ/phương án). TP còn có chính sách khuyến khích áp dụng quy trình VietGAP trong nông nghiệp và thủy sản, chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ thành lập mới, chính sách hỗ trợ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng công tác tại các hợp tác xã nông nghiệp… qua đó thúc đẩy triển khai thêm nhiều mô hình; giúp giảm chi phí sản xuất, cải thiện tình trạng thiếu lao động nông nghiệp, giúp bảo vệ sức khỏe người lao động, tạo điều kiện cho nông dân mở rộng diện tích sản xuất, tăng thu nhập.

Ngoài ra, để hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản, năm qua, Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp TPHCM phối hợp các địa phương tổ chức chợ phiên nông sản an toàn ở 10 địa điểm tại nhiều quận, số kỳ tổ chức chợ phiên trong năm đạt 206 kỳ (tăng 151% so cùng kỳ). Bình quân mỗi phiên chợ có 19 đơn vị tham gia với 21 gian hàng. Tổng doanh thu từ hoạt động bán tại chợ phiên và đơn đặt hàng tiêu thụ sản phẩm an toàn với 200 thỏa thuận, giữa các đơn vị tham gia chợ phiên và khách hàng đạt 30,6 tỷ đồng/tháng (367,2 tỷ đồng/năm).

Từ những kết quả này, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp TPHCM tập trung chuyển đổi mạnh đất trồng lúa, mía hiệu quả thấp sang phát triển 6 loại cây trồng, vật nuôi chủ lực như trên theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, phát triển thêm cây dược liệu, tôm càng xanh, thuỷ đặc sản… Xây dựng chương trình hỗ trợ để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây, giống con chất lượng và năng suất cao; từng bước hình thành trung tâm giống cây, giống con trong khu vực. Phát triển khoa học công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao gắn với đào tạo nguồn nhân lực để tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Phát triển sản xuất kết hợp du lịch sinh thái; đồng thời, phát huy vai trò của hợp tác xã giúp sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định bền vững với mục đích là nâng cao thu nhập.

Sài Gòn Giải Phóng
Đăng ngày 13/01/2020
CÔNG PHIÊN
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 10:26 06/05/2025
• 10:26 06/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 10:26 06/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 10:26 06/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:26 06/05/2025
Some text some message..