Top 7 động vật biển đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Như chúng ta đều biết, biển là một môi trường sống rộng lớn cho rất nhiều loài sinh vật khác nhau trên Trái Đất. Tuy nhiên, do sự khai thác và ô nhiễm môi trường của con người, cùng với quy luật sinh tồn, đã khiến cho nhiều loài động vật biển đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng.

Biển là một môi trường sống rộng lớn cho rất nhiều loài sinh vật
Biển là một môi trường sống rộng lớn cho rất nhiều loài sinh vật

Do đó, việc bảo vệ những loài động vật biển này trước nguy cơ tuyệt chủng là rất cần thiết. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu những động vật biển đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ dưới đây nhé! 

Cá heo không vây Trường Giang 

Cá heo không vây Trường Giang là một trong những loài động vật biển đang đứng trên danh sách cần được bảo vệ. Chúng sống chủ yếu ở khu vực sông Dương Tử, khu vực có sông dài nhất châu Á - từng là môi trường sống của hai loài cá heo Baiji và Trường Giang. 

Tuy nhiên, không được may mắn như loài cá heo Trường Giang, loài cá heo Baiji đã không còn tồn tại từ năm 2006. Với tình hình báo động này, chính phủ Trung Quốc đã hợp tác ngay lập tức với các tổ chức bảo vệ động vật thế giới, như World Wildlife Foundation và IUNC, để bảo tồn và có biện pháp giữ gìn các cá thể cá héo Trường Giang còn sót lại. Cuối cùng, Trung Quốc đã xếp cá heo Trường Giang vào danh sách đặc biệt cần được bảo tồn trong khu vực lãnh thổ vào năm 2014. 

Cá heo không vây Trường GiangCá heo không vây Trường Giang

Nói về loài cá heo này, đặc điểm thú vị của nó không chỉ nằm ở tên gọi là cá heo không vây mà còn ở khả năng sống được ở môi trường nước ngọt. Hiện tại, số lượng cá thể còn lại tập trung nhiều nhất tại khu vực phía Tây sông Dương Tử. 

Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng của loài cá heo này là do sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội và sự ô nhiễm môi trường, cùng với việc săn bắt trái phép loài này của các ngư dân sống gần sông. 

Cá heo sông Hằng 

Loài cá heo sông Hằng cũng được đưa vào danh sách cần được bảo tồn, chung số phận với loài cá heo Trường Giang. Qua đó, hương trình Bảo tồn cá heo nước ngọt của WWF đã được kích hoạt và khuyến khích người dân địa phương cùng chung tay bảo vệ môi trường sống ven sông để trả lại môi trường sạch cho cá heo sông Hằng cùng các loài sinh vật biển khác. 

Nhờ sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân và các tổ chức khác, số lượng cá heo sông Hằng hiện nay cũng đã có dấu hiệu đáng mừng so với một thập kỷ trước. 

Cá heo sông HằngCá heo sông Hằng

Cá đuối Giant Devil 

Cá đuối Giant Devil  sở hữu chiều dài lên đến 17 feet, tương ứng với 5 mét, và được công nhận là loài cá đuối lớn nhất hiện nay. Mặc dù loài cá đuối này chủ yếu sống ở tầng biển sâu bên dưới và chỉ ăn các loài sinh vật phù du cũng như các loài cá nhỏ, nhưng nó vẫn đứng trên danh sách cần bảo vệ trước nguy cơ tuyệt chủng. 

Cá đuối Giant DevilCá đuối Giant Devil

Do các hoạt động đánh bắt không ngừng nghỉ từ ngư dân cùng với khả năng sinh sản cực thấp mà đến năm 2006, loài cá đuối này đã có mặt trong danh sách động vật biển có nguy cơ tuyệt chủng. Sự thật đáng buồn là loài cá đuối Giant Devil rất khó để bảo tồn và duy trì khi việc nhân giống là rất khó. 

Rùa biển Kemp’s Ridley 

Rùa biển Kemps Ridley, được biết đến với tên khoa học Lepidochelys Kempii, là một loài rùa nhỏ bé nhất trên toàn thế giới, có kích thước khoảng 90cm và nặng khoảng 50kg. Tuy nhiên, loài động vật biển này đang đối mặt với nguy cơ đe dọa từ khi một đoạn phim ghi lại khoảng 42.000 con rùa mẹ đến bờ biển vùng Mexico để ấp trứng đã được lan truyền trên các phương tiện truyền thông. 

Rùa biển Kemps RidleyRùa biển Kemps Ridley

Như nhiều loài rùa khác, Rùa biển Kemps Ridley có thói quen lên bờ để tìm kiếm thức ăn và đẻ trứng. Tuy nhiên, việc công bố đoạn phim kể trên đã dẫn đến nạn trộm trứng rùa và đưa loài rùa biển Kemps Ridley vào danh sách các loài động vật đang bị đe dọa. 

Hải cẩu Hawaiian 

Hải cẩu là một loài động vật biển thường sống ở những vùng biển lạnh, tuy nhiên hải cẩu Hawaiian lại ưa thích các khu vực biển ấm áp hơn tại Hawaii. Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của các làng chài ven biển đã gây ra nguy cơ tuyệt chủng cho loài hải cẩu này trong thời gian gần đây. Đồng nghĩa với việc sự phát triển của khu vực này đang hoàn toàn xâm phạm vào sinh quyền của loài động vật này.  

Hải cẩu Hawaiian Hải cẩu Haiwaiian

Người dân bắt đầu tiến sâu hơn vào khu vực sinh sống của loài hải cẩu Hawaiian để đáp ứng nhu cầu cá nhân và buộc chúng phải di chuyển khỏi nơi ở hiện tại. Đồng thời, các hoạt động khai thác của ngư dân tại đây cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến việc duy trì sự sống của loài động vật biển này. 

Cá voi đầu bò Tây Bắc Đại Dương 

Kể từ năm 1930, các quy định liên quan đến bảo vệ cá voi đã được thông qua. Tuy nhiên, cho đến ngày hôm nay, cá voi vẫn đang đối mặt với tình trạng suy giảm dân số và nguy cơ bị tuyệt chủng. Với những dải trắng trên đầu, cá voi đầu bò Bắc Đại Tây Dương có thể dễ dàng nhận ra và do đó chúng thường xuyên bị đánh bắt để lấy mỡ để buôn bán. Hiện tại, số lượng cá voi đầu bò chỉ còn khoảng 300-350 con. 

Cá voi đầu bò Bắc Đại Tây DươngCá voi đầu bò Bắc Đại Tây Dương

Chim cánh cụt Galápagos 

Chim cánh cụt Galápagos là một loài động vật biển sinh sống ở phía Bắc đường xích đạo. Tuy nhiên, số lượng cá thể của loài này đã giảm đáng kể khoảng 70% kể từ năm 1980.  

Với sự cố gắng từ các tổ chức bảo vệ động vật, chim cánh cụt Galápagos đã bắt đầu phục hồi và tăng trưởng. Tuy nhiên, thay đổi khí hậu hiện nay lại tiếp tục đe dọa đến sự tồn tại của loài chim này. Nhiệt độ tăng cao dẫn đến biến đổi của nhiệt độ biển, và chim cánh cụt không thể tìm kiếm nguồn thức ăn trong khu vực sinh sống do sự biến đổi của môi trường. 

Chim cánh cụt Galápagos
Chim cánh cụt Galápagos

Trên đây là 7 loài động vật biển cần được bảo vệ trước nguy cơ tuyệt chủng. Mặc dù hầu hết các loài không sống trong khu vực của chúng ta, nguyên nhân chính vẫn là do ô nhiễm môi trường, và chúng ta chính là nguyên nhân chính khiến cho các loài sinh vật biển trên đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hãy cùng tay bảo vệ những loài động vật biển này để bảo vệ sự sống của chúng nhé. 

Đăng ngày 24/10/2023
Đình Hiệp @dinh-hiep
Tổng hợp

Nghệ An: Thực hiện bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành Công văn 5007/UBND-NN, ngày 21/7/2021 yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND các huyện, thành, thị tập trung làm tốt công tác việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

đánh bắt cá
• 18:14 24/07/2021

Đặc sản ốc gạo cù lao Tân Phong

Cù lao Tân Phong (nay là xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nằm phía thượng lưu sông Tiền, được bồi đắp phù sa quanh năm nên đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều giống cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ốc gạo.
• 13:00 08/07/2021

Khai thác vòm đất kiếm 1 triệu đồng/ngày

Gần đây, nhiều người ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có thu nhập khá cao từ việc khai thác con vẹm đất (người dân địa phương gọi là con vòm). Nguồn lợi tự nhiên phong phú đó đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm điều kiện vươn lên.

Cào vòm đất.
• 10:18 07/07/2021

Ngư dân Nghệ An thu gần 2.000 tỷ đồng từ đánh bắt hải sản

Trong 6 tháng đầu năm, ngư dân Nghệ An đánh bắt được trên 95.000 tấn hải sản, giá trị ước đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Đánh bắt hải sản.
• 09:20 07/07/2021

Cá Tetra Neon - Viên ngọc rực rỡ giữa thế giới thủy sinh

Cá Tetra Neon (Paracheirodon innesi) là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trong giới chơi thủy sinh. Với cụm màu sắc sạo và đường sạc xanh neon rực rỡ trên cơ thể, chúng giúp bể cá trở nên sống động và hút mắt. Hãy cùng khám phá vể loài cá tuy nhỏ bé nhưng đầy sức quyến rũ này!

Cá Tetra Neon
• 09:00 12/04/2025

Những tỉnh thành tiềm năng phát triển thương hiệu cua biển Việt Nam

Không chỉ là món ăn khoái khẩu trên bàn tiệc, cua biển đang trở thành một ngành hàng tiềm năng, mang đậm bản sắc vùng miền và giá trị kinh tế cao.

Cua
• 10:09 11/04/2025

Một số loài cá cảnh đẻ trứng mà bạn có thể không biết

Trong thế giới thủy sinh đầy màu sắc, chúng ta thường bắt gặp những loài cá dễ nuôi, dễ sinh sản như cá bảy màu, cá molly, hoặc cá swordtail – những loài đẻ con trực tiếp.

Bể cá
• 09:48 11/04/2025

INFOGRAPHIC: Xuất khẩu thủy sản quý I/2025

Quý I năm 2025 ghi nhận những chuyển biến tích cực trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với nhiều thị trường trọng điểm phục hồi mạnh mẽ và các mặt hàng chủ lực lấy lại đà tăng trưởng.

Xuất khẩu thủy sản quý I 2025
• 09:36 10/04/2025
• 06:14 04/05/2025
• 06:14 04/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 06:14 04/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 06:14 04/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:14 04/05/2025
Some text some message..