Thanh tra cấp cơ sở có cũng như không

Thông tư 14 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) được ví như "hành lang thép" để quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông, lâm, thủy sản. Thế nhưng, hiện có quá nhiều nội dung khiến đối tượng điều chỉnh không thực hiện được, ngay cả địa phương cũng lơ là trong quản lý, còn lực lượng thanh tra cấp cơ sở thì có cũng như không.

thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng vô tội vạ, thanh tra cơ sở kiểm tra không xuể.

Việc ban hành Thông tư 14 về quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp thời gian qua có một số chuyển biến tích cực, song tình trạng vi phạm điều kiện kinh doanh, sản xuất vẫn thường xuyên xảy ra.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu, khi xây dựng Thông tư 14 đã đưa vào quá nhiều quy định rồi không triển khai được. Đồng tình với quan điểm này, Cục Trồng trọt thừa nhận, Thông tư 14 của Bộ còn quá rườm rà, khó triển khai. Tập huấn xong cho cấp huyện về Thông tư 14 nhưng khi huyện triển khai xuống xã rất khó. "Họ cứ “ù ù cạc cạc”, rối hết lên vì nhiều thứ quá”, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nhấn mạnh.

Cũng theo ông Định, thực tế để tuyên truyền cho người nông dân chuyển sang sử dụng thuốc trừ sâu sinh học rất khó. Vì nông dân phun thuốc phải nhìn thấy con sâu chết ngay, nên tồn tại tâm lý phải thuốc hóa học có độ độc cao mới đáp ứng được. Thuốc trừ sâu sinh học an toàn nhưng sâu chết từ từ, bà con không thích.

Trong khi đó, lực lượng thanh tra chủ công trong kiểm soát việc thực hiện Thông tư 14 thi còn hạn chế, chưa được đào tạo nhiều về quy chế phối hợp liên ngành ở địa phương. Nhiều nơi thanh tra phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực. Một số nơi việc xử lý mới chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính, chưa truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chất lượng của hàng hóa vi phạm...

Nông dân thì với thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách vô tội vạ còn cán bộ chuyên môn cấp xã (phường) thì lại đang bị đánh giá là khâu yếu nhất trong quản lý... Do vậy, việc vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản cứ xảy ra một cách "tự nhiên".

Kiểm tra hoạt động sản xuất tại Kiên Giang - một vựa lúa khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, các cục chức năng của Bộ NN&PTNT ghi nhận, trung bình một vụ, người dân phun từ  9-13 lần thuốc, như vậy thì đồng ruộng không khác gì bị "tắm thuốc”. Còn theo số liệu thống kê đến tháng 2/2014 cả nước mới chỉ có 12 địa phương gửi báo cáo kết quả kiểm tra về Bộ NN&PTNT. Kết quả kiểm tra, phân loại, 100% các cơ sở sơ chế, chế biến động vật và sản phẩm động vật xếp loại C (cơ sở yếu kém, không đủ điều kiện).

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, tái kiểm tra các cơ sở yếu kém này nhưng không hề chuyển biến. Điển hình như, cơ sở thu gom, kinh doanh nguyên liệu thủy sản 90% xếp loại C, cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản có tới gần 95% yếu kém, cơ sở sơ chế, chế biến rau, củ quả 100% yếu kém, không đủ điều kiện.

Thực tế, nhiều sản phẩm vật tư nông nghiệp được cơ sở sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật làm giả, kém chất lượng được phát hiện không những gây thiệt hại về kinh tế, thất bát mùa vụ mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất nông nghiệp và người tiêu dùng. Như vật mục đích cuối cùng của việc ban hành Thông tư 14 là góp phần siết chặt quản lý an toàn thực phẩm vẫn chưa thực hiện được.

Bộ NN&PTNT yêu cầu, trong thời gian tới, các Cục, Vụ phải xem xét, tinh giảm lại các quy định của Thông tư 14 theo hướng dễ hiểu, dễ làm để các địa phương thực hiện. Đồng thời cần phải xem lại hiệu lực của văn bản cũng như cách chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu, mặc dù cấp cơ sở cũng có tổ chức thanh tra nhưng hiện rơi vào thực trạng “có cũng như không”. Con người đào tạo không đến nơi đến chốn, kinh phí không có. Nếu thanh tra cơ sở không làm được mà chỉ dựa vào Thanh tra Bộ thì không giải quyết được vấn đề.

Theo Thanh Tra
Đăng ngày 10/03/2014
Hữu Oanh
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025
• 05:11 05/05/2025
• 05:11 05/05/2025

mai test kw lần 1

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

test
• 05:11 05/05/2025

Mai test keyword

Để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con cần nắm được các chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm cụ thể. Từ đó sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát nước nuôi tốt hơn. Trong bài viết này sẽ đề cập đến 12 chỉ tiêu môi trường ao nuôi tôm mà bà con cần nắm để quản lý ao nuôi tôm của mình, giúp nâng cao chất lượng mùa vụ.

• 05:11 05/05/2025

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm hiện nay là vấn đề dịch bệnh – nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và lợi nhuận. Việc phát hiện tôm bệnh trong ao một cách sớm và chính xác không chỉ giúp hạn chế rủi ro, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững của mô hình nuôi tôm công nghiệp lẫn truyền thống.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:11 05/05/2025
Some text some message..